Đáp ứng về mặt sinh lý thần kinh trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ - Phần 1/2

dauhaanh  25/09/2019       11:21

Đáp ứng về mặt sinh lý thần kinh đối với các bài tập thăng bằng, điều hợp và tăng cường sức mạnh cơ trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ (Phần 2)


ĐỘT QUỴ

- Thiếu máu não khi lưu lượng máu không đủ
- Thiếu máu não làm các tế bào não bị chết

- Các loại Đột quỵ chủ yếu
  
 
- Thang điểm NIHSS
 

Thang điểm đột quỵ

Mức nghiêm trọng

0

Không bị Đột quỵ

1-4

Đột quỵ nhẹ

5-15

Đột quỵ trung bình

15-20

Đột quỵ trung bình/nặng

21-42

Đột quỵ nặng

- Tiên lượng

NIHSS dưới 12-14: 80% bệnh nhân có hồi phục tốt hoặc rất tốt

NIHSS trên 20-26: dưới 20% bệnh nhân có kết quả tốt hoặc rất tốt

Bệnh nhân nhồi máu ổ khuyết có kết quả tốt nhất

- Biểu hiện của Đột quỵ Não Phải và Não Trái

 


- Giải phẫu thần kinh cơ bản


- Dẫn truyền thần kinh


- Thông tin: Phản hồi nội tại


- Hoạt động tạo ra thích ứng thần kinh

- Khả biến thần kinh



               

Berta Bobath                                                                            Vojta

- Đáp ứng của Hệ thần kinh Trung ương với các Kỹ thuật Phục hồi chức năng

Câu hỏi đặt ra là hệ thần kinh trung ương đáp ứng với các kỹ thuật phục hồi chức năng như thế nào để hoàn thành các mục tiêu điều trị cho bệnh nhân khiếm khuyết thần kinh.

Một trong những cách tiếp cận là Khái niệm theo Bobath, được Bertha và Karl Bobath xuất bản lần cuối vào năm 1990. Bobath giải thích rối loạn chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người theo góc độ sinh lý thần kinh thì bệnh nhân cần phải vận động chủ động trong khi kỹ thuật viên trị liệu hỗ trợ bệnh nhân vận động bằng kiểm soát các điểm vận động chính và các mẫu phản xạ ức chế.

Ở Đức và Vương quốc Anh, chúng tôi rất hưởng ứng ý tưởng trị liệu của Bobath và Vojta từ những năm 1990 cho đến khoảng 20 năm sau đó. Đầu tiên chúng ta có một phương pháp để kiểm tra và điều trị các phản xạ tư thế bằng kỹ thuật Vojta. Và với kỹ thuật Bobath, chúng ta đã đạt được những hiểu biết quan trọng về các bước phát triển của não bộ (Bobath gọi chúng là các mốc quan trọng) và có trong tay một phương pháp trị liệu có tính hệ thống và dễ hiểu. Những tiến bộ trong kiểm soát vận động và khoa học thần kinh trong những thập kỷ trước đã đưa ra các can thiệp mới trong tổn thương hệ thần kinh Trung ương.

Quan điểm hiện tại về sinh lý thần kinh của đột quỵ vẫn tôn trọng những giá trị to lớn của Bobath nhưng đã mở rộng hơn rất nhiều trong hai thập kỷ qua. Hiện nay, công tác điều trị vẫn bao gồm tập luyện về cân bằng, điều hợp và tang cường sức mạnh cơ. Các kỹ thuật trị liệu này được cho rằng có hiệu quả không chỉ trong cải thiện kiểm soát tư thế mà còn cả tốc độ của các mẫu di chuyển, tái vận động, khả năng đi lại và tự chủ trong Phục hồi chức năng sau đột quỵ và các tổn thương não khác. 


GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP BOBATH:


• Cơ do hệ thần kinh chi phối, do đó, hoạt động riêng lẻ của các cơ và nhóm cơ là thứ cấp của điều hợp các nhóm cơ trong các mẫu hoạt động.
• Vì vậy, đánh giá và điều trị các mẫu vận động của bệnh nhân là cách duy nhất hướng tới việc sử dụng chức năng.
• Ở bệnh nhân liệt nửa người, các cơ không bị liệt và giảm hoạt động có thể được hỗ trợ khi thực hiện các hoạt động chức năng bình thường.


- Phương pháp Bobath là gì?

  • Đây là một khái niệm trong điều trị.
  • Phương pháp trị liệu theo Bobath là một cách tiếp cận liên ngành điều trị bệnh bại não bao gồm hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu và ngôn ngữ trị liệu. Đây là cách tiếp cận tổng thể do tác giả Bobath tiên phong. Cơ sở của phương pháp này là cho trẻ trải nghiệm các vận động bình thường qua đáp ứng chủ động khi được hỗ trợ chuyên biệt.
  • Một số thay đổi của chúng tôi là các kỹ thuật mới.
  • Chúng tôi đã loại bỏ các phương pháp trị liệu tĩnh như "tư thế ức chế phản xạ", và nhấn mạnh tầm quan trọng của vận động & hoạt động chức năng.
  • Ý tưởng của chúng tôi vẫn là một cách tiếp cận toàn diện, thực hiện trị liệu trên mô hình điều hợp & không phải chức năng đơn lẻ của các cơ.
  • Đây là điều trị toàn thân cho bệnh nhân, toàn bộ cảm giác, nhận thức và hành vi thích nghi, cũng như các rối loạn vận động của bệnh nhân.
  • Phương pháp Bobath đã có nhiều thay đổi kể nhưng khái niệm cơ bản không thay đổi

- Lý do áp dụng trong Đột quỵ?

Bởi vì liệu pháp Bobath là một phương pháp điều trị hữu ích cho các rối loạn vận động do nguyên nhân thần kinh. Đột quỵ có thể gây bại não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng có sự khác biệt lớn giữa đột quỵ ở trẻ em và người lớn; người lớn khi bị mất một số khả năng nhất định có thể dựa vào các trải nghiệm trước đây để học lại các kỹ năng, trong khi trẻ nhỏ không có các trải nghiệm vận động bình thường từ trước nên cần phải được dạy.


- Ý tưởng cơ bản của phương pháp Bobath

• "cảm nhận vận động là quá trình học hỏi, chứ vận động không tự có được"
• Các mẫu vận động và tư thế cơ bản được học sau đó sẽ được phối hợp để thực hiện các kỹ năng.
• Mọi hoạt động kỹ năng đều diễn ra dựa trên nền tảng của các mẫu cơ bản về kiểm soát tư thế, điều chỉnh, cân bằng và các phản ứng bảo vệ khác, động tác với, nắm & thả
• Khi não bị tổn thương, các mẫu tư thế & vận động bất thường diễn ra và các mẫu này không tương thích với các hoạt động thông thường hàng ngày.
• Các mẫu bất thường phát triển do cảm giác bị chuyển hướng theo các mẫu bất thường này.
Ngăn chặn các mẫu bất thường này không hẳn qua điều chỉnh cảm nhận, nhưng bằng cách đem lại cho bệnh nhân kiểm soát vận động bị mất hoặc không phát triển theo trình tự phát triển.
• Các mẫu cơ bản về tư thế & vận động, phản hồi thích hợp & đáp ứng cân bằng được khơi gợi qua các kích thích thích hợp trong khi các mẫu bất thường bị ức chế.
• Theo cách này, bệnh nhân có cơ hội trải nghiệm vận động bình thường.
• Thông tin cảm giác của vận động chuẩn là hoàn toàn cần thiết cho cải thiện kiểm soát vận động.
• Do đó, điều trị tập trung vào trị liệu cho bệnh nhân theo cách ức chế trương lực cơ và tư thế bất thường trong khi kích thích hoặc khuyến khích mức độ tiếp theo của kiểm soát vận động.
• Tư thế và trương lực cơ bất thường được kiểm soát tại các điểm khóa (gốc chi như đầu, cổ, thân mình và đôi khi ở ngoại vi như ngón ngón tay), sử dụng các mẫu hoặc vận động ức chế phản xạ (RIP).


-  Bất thường trong trương lực tư thế:
 

Khi quan sát một bệnh nhân bị co cứng, chúng ta thấy sự co cứng thể hiện mẫu phối hợp bất thường và không chỉ ở một vài cơ đơn lẻ.
Tư thế và chuyển động của bệnh nhân là theo mẫu & điển hình, và cố định trong một vài kiểu co cứng bất thường mà bệnh nhân không thể thay đổi hoặc có thể thay đổi khi cố gắng quá mức.
Dựa trên kiến thức hiện tại, có thể kết luận rằng rất có thể các thích ứng trên tủy sống của hệ thần kinh trung ương chịu trách nhiệm cải thiện chức năng như kỹ năng thăng bằng, sức mạnh cơ hoặc kiểm soát điều hợp vận động.
Mặc dù chúng ta đã có hiểu biết nhiều về thích nghi thần kinh trong hệ thần kinh trung ương, trong đó có tính thích ứng của hệ cảm giác vận động, nhưng những thay đổi trong cấu trúc dưới vỏ não chưa được hoàn toàn hiểu rõ, có thể có phát triển trái ngược so với sự thích nghi của vỏ não vận động nguyên thủy. Các nghiên cứu về cung phản xạ cột sống trong các bài tập tư thế qua phương pháp kích thích thần kinh ngoại biên cho thấy tập thăng bằng làm giảm tính hung phấn của các phản xạ tủy sống.



- Quan niệm tư thế tách biệt với vận động là không đúng, vì tư thế trong thực tế là liên tục thay đổi & nên được coi là "chuyển động tạm dừng tạm thời".
Do đó, các vận động cần thay đổi kiểm soát và điều chỉnh tư thế theo chiều dọc cần được phòng ngừa.


- Tập luyện thăng bằng:

Tư thế thăng bằng có thể là cách sử dụng một mô hình đứng đơn giản trên một sàn chịu lực, đo áp lực trọng tâm, thì đu đưa và vận tốc sang bên và trước-sau. Dữ liệu có độ nhạy trong trong phân biệt thực hiện thăng bằng ở người trưởng thành khỏe mạnh, bệnh nhân bị liệt nửa người sau đột quỵ. Cụ thể, tập luyện thăng bằng được thực hiện để kích thích các cơ chế thích ứng trong CNS. Các thí nghiệm liên quan đến kích thích từ trường xuyên sọ nhằm mục đích thay đổi tính hưng phấn ở vỏ não, tính hưng phấn sẽ giảm dần khi tự động hóa tác vụ tăng lên. Những phát hiện gần đây qua chẩn đoán hình ảnh chứng minh cho ý tưởng này và thể hiện sự thích nghi nhanh chóng của chất xám và chất trắng của não đáp ứng với tập luyện thăng bằng, có những thay đổi cấu trúc đã có thể thấy được sau hai buổi tập luyện.
Chúng tôi sử dụng Posturomed 202 như một thiết bị chuẩn cho tập luyện thăng bằng.
(Haider Bioswing GmbH, Pullenreuth, Đức).

Vì vậy, trong điều trị cho bệnh nhân đột quỵ, tập luyện điều hợp và sức mạnh là không thể thiếu để tác động tích cực lên các tổn thương thứ phát của tổn thương thần kinh trung ương như teo cơ và co cứng.

 

Có thể sử dụng các tấm thăng bằng đơn giản hơn đối với những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hơn. Đây là các dụng cụ có thể dễ dàng chế tạo. Chúng ta phải thiết kế tay vịn hoặc có người trợ giúp để giữ vững và phòng ngừa té ngã.

Nếu bạn có nhiều tiền hoặc cần dữ liệu chính xác cho nghiên cứu khoa học, bạn có thể mua hệ thống Biodec Balance System SD. Hệ thống thăng bằng BIODEX SD định lượng thăng bằng và cung cấp dữ liệu đo lường chính xác, có thể được sử dụng để xác định trường hợp giảm khả năng thăng bằng và lập kế hoạch điều trị. Quá trình tập luyện được hỗ trợ bởi phản hồi trực quan trên màn hình cảm ứng.

Hesham Galal Mahran và cộng sự đã đưa ra hiệu quả của tập luyện cân bằng thị giác trong kiểm soát tư thế và hiệu quả giảm nguy cơ té ngã ở bệnh nhân Đột quỵ. Nhóm nghiên cứu tiếp được luyện tập thăng bằng 20 phút mỗi ngày một lần, năm ngày một tuần trong 3 tháng.
 

BÀI TẬP THĂNG BẰNG CHO PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ

- Tập luyện tại nhà: 
Bệnh nhân cần tập các bài tập dưới đây 3 lần mỗi ngày trong ít nhất 6 tháng.
- Bài tập thăng bằng cơ bản:

Các bài tập thăng bằng cấp độ cơ bản ban đầu có vẻ đơn giản, nhưng chúng đòi hỏi kết nối thần kinh tốt để thực hiện thành công. Bắt đầu với những bài tập đơn giản này bắt đầu điều trị để tái kết nối thần kinh. Các động tác lặp đi lặp lại sẽ tạo ra các kết nối thần kinh để có thể giúp khôi phục lại thăng bằng. Đối với các bài tập cấp độ cơ bản này, hãy nhớ cần có chỗ vịn để đảm bảo bệnh nhân không bị ngã.

Bài tập 1:  Nâng gót (có vịn):

10 lần x 3 vòng tập

Dùng một chiếc ghế hoặc một cái kệ chắc chắn mà để bệnh nhân có thể vịn vào. Giữ chặt ghế hoặc bệ và đứng trên mũi bàn chân, giữ đầu gối thẳng và giướn phần thân trên cao. Từ từ hạ xuống sàn và lặp lại.






Bài tập 2:  Bước sang bên (Có vịn):

10 lần x 3 vòng tập (1 lần lặp lại bằng cả hai chân)

Giữ chặt vào một cái bệ hoặc gờ tường hoặc nắm tay kỹ thuật viên để giữ thăng bằng. Dán bang đánh dấu đường thẳng trên sàn. Bước chéo chân sang bên băng qua đường thẳng lên phía trước của chân kia. Đảo ngược chuyển động để trở về điểm xuất phát, lần này bắt chéo chân phía sau.




Bài tập thăng bằng cấp độ trung bình:
Các bài tập ở cấp độ trung bình có ý tưởng cơ bản giống như các bài tập cơ bản, nhưng sẽ không giữ hỗ trợ. Sau khi thực hành các bài tập cấp độ cơ bản trong một thời gian, bạn có thể thực hiện các bài tập mà không cần sự trợ giúp. Tuy nhiên, để an toàn, luôn có sẵn một cái bệ hoặc ghế gần đó để vịn nếu bạn thấy mất thăng bằng.

Bài tập 3:  Nâng gót (Không vịn):

10 lần x 3 vòng 

Đặt hai bàn chân phẳng trên sàn và hai tay ở hai bên. Nâng cao thân để nhón chân, giữ cho phần thân trên và đầu gối thẳng. Từ từ hạ xuống và lặp lại.






Bài tập 4:  Bước sang bên (không vịn):

10 lần x 3 vòng (1 lần lặp bằng cả hai chân)

Thực hiện bước sang bên, bắt chéo chân khi bạn di chuyển ngang qua một đường thẳng ở giữa, nhưng không nắm vào vật trợ giúp. Đi chậm để tránh ngã, và sẵn sàng nắm vịn tay nếu bạn mất thăng bằng.






Bài tập 5:  Bước bằng gót và đầu ngón chân:

20 bước (10 bước mỗi chân)

Kẻ thẳng hoặc băng dán đường thẳng trên sàn cho bài tập bước bên, đi về phía trước, đặt gót chân chạm ngón chân của bàn chân kia khi bước. Tiếp tục đến cuối đường băng, xoay người và lặp lại bằng cách quay lại điểm bắt đầu.



Bài tập 6:  Ngồi xổm tựa bóng:

10 lần x 3 hiệp

Đặt bóng giữa lưng và tường, đứng thẳng. Từ từ hạ xuống thành tư thế ngồi xổm, giữ bằng một tay nếu cần thiết hoặc không giữ gì cả. Lăn ngược lại về vị trí đứng thẳng và lặp lại.






- Bài tập thăng bằng cấp độ nâng cao:
Bài tập 7:  Đứng trên một chân:


5 lần x 3 hiệp

Đặt hai bàn chân phẳng trên sàn nhà. Từ từ nhấc một chân cho đến khi bạn giữ thăng bằng trên chân kia. Giữ và đếm đến 10, từ từ hạ chân xuống. Đổi chân và lặp lại.







Bài tập 8:  Bước lùi:

20 bước

Trong một căn phòng không có chướng ngại vật, bước lùi thật chậm về phía sau. Cố gắng tránh nhìn vào nơi bạn sẽ đến, sử dụng cảm giác thăng bằng và chuyển động chậm để tránh té ngã. Đầu tiên, thực hiện bài tập này có một thứ gì đó ở gần để nắm giữ như đi gần tường hoặc cái bệ cho đến khi bạn tự tin vào khả năng của mình.



Bài tập 9:  Chuyền bóng có cân nặng:


10 lần x 3 hiệp

Sử dụng một quả bóng tập thể dục có trọng lượng, từ từ chuyền bóng từ tay này sang tay khác khi bạn quay tròn nó quanh cơ thể. Bắt đầu bằng cách xoay tròn cơ thể theo chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, lặp lại theo chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Thực hiện bài tập này với tư thế đứng.



 

Nguồn: Dr. Med. Norbert Moos (Germany)