Hiệu quả bài tập duỗi Mckenzie kết hợp vật lý trị liệu trong cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Admin  11/10/2019       14:01

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bài tập duỗi McKenzie kết hợp vật lý trị liệu trong cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh, đánh giá trước và sau ngày thứ 15 và 30 của đợt điều trị. 60 bệnh nhân được chẩn đoán đau thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm được chia 2 nhóm can thiệp (30  người) và nhóm chứng (30 người). Thông qua đánh giá tình trạng đau theo \//4S và đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày (Oswestry Low Back Pain Disability Questionaire). Kết quả: Sau 15 ngày điều trị, điểm số về chức năng SHHN giữa 2 nhóm vẫn chưa có sự khác biệt (p > 0,05). Sau 30 ngày điều trị, chức năng SHHN ở nhóm can thiệp cao hơn rõ so với nhóm chứng với p<0,05. Mức độ tốt và khá ở  cả 2 nhóm đều đạt rất cao > 90%, riêng mức độ tốt đạt 53,3%) (nhóm can thiệp) và 30%) (nhóm chứng). Kết luận: Cải thiện chức năng SHHN ở nhóm can thiệp tốt hơn với tỷ lệ tốt 53,3%) trong khi nhóm chứng chỉ là 30%. Điều trị bài tập duỗi McKenzie kết hợp VLTL cho kết quả tốt và khá đạt 76,7%0 các trường hợp TVĐĐ CSTL. Kiến nghị: Nên kết hợp bài tập duỗi McKenzie với các phương thức VLTL trong điều trị TVĐĐ CSTL.

Từ khóa: thoát vị đĩa đệm, bài tập duỗi McKenzie, phục hồi chức năng SUMMARY

EVALUATE THE EFFECTIVENESS OF MCKENZIE STRETCHING EXERCISES COMBINED PHYSIOTHERAPY IN IMPROVING DAILY ACTIVITIES OF PATIENTS WITH LUMBAR DISC HERNIATION

Objective: To evaluate the effectiveness of McKenzie stretching exercises combined physiotherapy in improving daily activities (ADL) of patients with lumbar disc herniation. Methods: A controlled, comparative clinical trial, pre - test, and post - 15th and 30th day of treatment. 60 patients were diagnosed exactly, divided into two intervention groups (30 patients) and control group (30 patients). Assessment of pain status by the VAS and assessment of Oswestry Low Back Pain Disability Questionaire. Results: After 15 days of treatment, ADL scores between two groups were not significantly different (p>0.05). After 30 days of treatment, ADL scores in the intervention group was significantly higher than the control group with p<0.05. Especially good level was 53.3%) (intervention group), and 30%) (control group). Conclusion: Improved ADL scores: The intervention group improved better, the level of good in the intervention group was 53.3%), in the control group was only 30%. The McKenzie stretching exercises combined physiotherpy resulted in good results and 76.7%0 of cases of Lumbar disc herniation. Recommendation: Should combine McKenzie stretching exercises with the methods of physical therapy in treatment of Lumbar disc herniation.

Key words: disc herniation, McKenzie stretching exercises, rehabilitation

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau thắt lưng (ĐTL) rất thường gặp trong đời sống con người. Ước tính khoảng 80% người trưởng thành trải qua ít nhất một lần có đau thắt lưng trong đời. Đau thắt lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, một trong những nguyên nhân đó là do thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ). Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (TVĐĐ CSTL) rất thường gặp trong lâm sàng ở các cơ sở phục hồi chức năng. Ngoài điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu thì tập luyện cũng đóng vai trò quan trọng. Phương pháp tập luyện của McKenzie là phương pháp phổ biến được dùng để điều trị có hiệu quả trong điều trị đau thắt lưng bao gòm cả TVĐĐ CSTL ở các nước phương Tây. Phương pháp tập McKenzie gồm chủ yếu là các bài tập duỗi cột sống, có tác dụng điều trị đau thắt lưng và thoát vị dĩa đệm. Các bài tập duỗi cột sống là phù hợp với sinh cơ học trong điều trị TVĐĐ do nó làm cho nhân nhầy đĩa đệm dịch chuyển ra trước, giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh, ở Việt Nam, việc nghiên cứu đánh giá, ứng dụng bài tập này trong điều trị TVĐĐ CSTL chưa được nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu: “Đánh giá hiệu quả của bài tập duỗi McKenzie kết hợp vật lý trị liệu trong cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng”.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai.

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

  • Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và kết quả hình ảnh thoát vị đĩa đệm trên phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.
  • Bệnh nhân có thời gian bị bệnh > 1 tuần.
  • Bệnh nhân không có chống chỉ định tập bài tập duỗi cột sống thắt lưng.
  • Bệnh nhân TVĐĐ mức độ nhẹ và vừa theo tiêu chuẩn của Nguyễn Xuân Thản và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Không chọn các bệnh nhân có các đặc điểm sau vào nghiên cứu:

  • Các trường hợp TVĐĐ không có triệu chứng.
  • Bệnh nhân TVĐĐ mức độ nặng, TVĐĐ có chỉ định phẫu thuật.
  • Vẹo cs cấu trúc, trượt đốt sống, thoái hóa nặng, phì đại dây chằng vàng
  • Phẫu thuật hoặc tiêm cột sống trong vòng 6 tháng.
  • Tiền sử gãy xương cột sống.
  • Viêm tủy sống, nhiễm trùng hay khối u cột sống.
  • Các trường hợp không đủ sức khỏe để tập luyện như: Sức khỏe quá yếu, đau các khớp khuỷu tay, bàn tay nặng, gãy xương chi trên hoặc mắc bệnh lý như suy tim, lao phổi, bệnh gan thận nặng.
  • Không tuân thủ điều trị.

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành làm thử nghiệm duỗi cột sống thắt lưng. Bệnh nhân nằm sấp, bảo bệnh nhân duỗi CSTL, có hai tình huấn xảy ra:

  • Nếu triệu chứng đau theo kiểu rễ tăng lên, đau lan ra xa hơn đến bàn chân thì chống chỉ định tập.
  • Nếu triệu chứng đau không lan xa hơn thì chọn vào nghiên cứu.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

    Chúng tôi thực hiện phương pháp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh, đánh giá trước và sau điều trị.

2.2.2 Cỡ mẫu

    Mỗi nhóm gồm 30 bệnh nhân.

  • Nhóm chứng (n = 30): Dùng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm chiếu đèn hồng ngoại, điện phân, kéo giãn cột sống (sau khi chiếu đèn và điện phân).
  • Nhóm can thiệp (n = 30): Dùng thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu như trên kèm theo bài tập duỗi

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.1 Dùng thuốc thuốc giảm đau:

  • Paracetamol 500mg, uống ngày 03 viên, chia 3 lần. Thuốc giãn cơ: Mydocalm 150mg, uống ngày 02 viên, chia 2 lần. Vitamin 3B, uống ngày 03 viên, chia 3 lần.

2.2.3.2 Vật lý trị liệu

  • Hồng ngoại: Thời gian chiếu 15-20 phút/lần, điều trị 1 lần/ngày.
  •  
  • Điện phân.
  •  
  • Kéo giãn cột sống thắt lưng.
  •  

2.2.3.2 Bài tập duỗi McKenzie trong điều trị TVĐĐ CSTL thể ra sau, theo nguyên lý của McKenzie

2.3 Phương pháp đánh giá

2.3.1 Thời gian theo dõi, đánh giá

  • Mỗi bệnh nhân được đánh giá 3 lần:

    • Lần 1: trước khi nghiên cứu
    • Lần 2: vào ngày thứ 15 của nghiên cứu
    • Lần 3: vào ngày thứ 30 của nghiên cứu hoặc 1 ngày trước khi BN ra viện.

    So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm bệnh nhân.

2.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị

  • Đánh giá tình trạng đau theo VAS (Visual Analogue Scale).

    Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: Sử dụng bộ câu hỏi “Oswestry Low Back Pain Disability Questionaire” (phụ lục 2)để đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.

    Chúng tôi đánh giá 4 hoạt động trong tổng số 10 hoạt động, bao gồm:

        1. Chăm sóc cá nhân.

        2. Đi bộ.

        3. Ngồi.

        4. Đứng.

  • Mỗi hoạt động có số điểm từ 05. Như vậy, tổng số điềm của 4 hoạt động là 0—>20 điểm. Điểm càng cao thì chức năng SHHN càng kém
  • Cách tính kết quả chỉ số OSWESTRY:

    Chỉ số OSWESTRY =(tổng số điểm của 4 chỉ số đánh giá)*5*4/100

  • Đánh giá kết quả:
  • Mức độ

    Tổng số điểm 4 hoạt động

    Chỉ số OSWESTRY (%)

    Tốt (4 điểm)

    0-4

    0-20

    Khá (3 điểm)

    5-8

    21 -40

    Trung bình (2 điểm)

    9-12

    41 -60

    Kém (1 điểm)

    > 12

    >60

2.4. Xử lý số liệu

Bằng phương pháp thống kê y học, chương trình SPSS 15.0. Chi - square để so sánh các tỷ lệ giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp. Test T để phân tích so sánh 2 trị số trung bình giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp

3. Kết quả nghiên cứu

3.1 Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng về tuổi, giới, mức độ đau, vị trí thoát vị.

3.2 Liên quan giữa mức độ đau với chức năng SHHN

Biểu đồ 3.1: Mối tương quan giữa mức độ đau và điểm số chức năng Osvvestry

Nhận xét: Có mối tương quan thuận khá chặt giữa mức độ đau và mức độ hạn chế chức năng SHHN với hệ số tương quan R=0,78, sự tương quan này được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính: Y= 1,189 X + 2,145

3.2 Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày

Bảng 3.1: Cải thiện các chức năng SHHN sau 15 ngày điều trị

Nhóm

Mức độ

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

p

TĐT1

SĐT1

P1

TĐT2

SĐT2

p2

n

%

n

%

n

%

n

%

Tốt

0

0

3

10

<0,05

0

0

3

10

<0,05

>0,05

Khá

3

10

16

53,3

2

6,7

20

66,7

Trung bình

20

66,7

11

36,7

21

70

7

23,3

Kém

87

23,3

0

0

7

23,3

3

0

Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, chức năng SHHN ở cả hai nhóm đều tăng lên rõ rệt so với trước điều trị (p<0,05). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp với p>0,05.

Bảng 3.2: Cải thiện các chức năng SHHN sau 30 ngày điều trị

Nhóm

Mức độ

Nhóm chứng

Nhóm can thiệp

p

TĐT1

SĐT1

p1

TĐT2

SĐT2

p2

n

%

n

%

n

%

n

%

Tốt

0

0

9

30

<0,05

0

0

16

53,3

< 0,05

<0,05

Khá

3

10

18

60

2

6,7

13

43,3

Trung binh

20

66,7

3

10

21

70

1

3,3

Kém

7

23,3

0

0

7

23,3

0

0

Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, các chức năng SHHN ở cả hai nhóm đều tăng lên rõ rệt so với trước điều trị (p<0,05). Sự cải thiện về chức năng SHHN ở nhóm can thiệp là cao hơn có ý nghĩa thống kê với p<0,05 so với nhóm chứng

4. Bàn luận

Để đánh giá ảnh hưởng của TVĐĐ CSTL đến các chức năng SHHN, chúng tôi đánh giá 4 trong số 10 câu hỏi trong bộ câu hỏi Oswestry Low Back Pain Disability Questionaire bao gồm: Chăm sóc cá nhân, đi bộ, ngồi, đứng.

Các khó khăn của người bệnh khi thực hiện các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày thường là do đau và hạn chế tầm vận động của cột sống. Cũng chính lý do này thường khiến bệnh nhân nhập viện để điều trị.

Trước điều trị, không có sự khác biệt về các chức năng SHHN giữa 2 nhóm bệnh nhân (p>0,05). Sau 15 ngày điều trị, chức năng SHHN ở cả hai nhóm đều tăng lên có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p<0,05). Ban đầu, mức độ kém và trung bình là 90% (nhóm chứng), 93,3% (nhóm can thiệp), ở thời điểm 15 ngày điều trị, tỷ lệ này giảm xuống còn 36,7% (nhóm chứng) và 23,3% (nhóm can thiệp), không còn bệnh nhân nào ở mức độ kém. Tuy nhiên, điểm số về chức năng SHHN giữa 2 nhóm vẫn chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Sau 30 ngày điều trị, các chức năng SHHN ở cả hai nhóm tiếp tục tăng lên so với trước điều trị (p < 0,05). So sánh hiệu quả giữa hai nhóm chúng tôi thấy, chức năng SHHN ở nhóm can thiệp cao hơn rõ so với nhóm chứng với p<0,05. Mức độ tốt và khá ở cả 2 nhóm đều đạt rất cao >90%, riêng mức độ tốt đạt 53,3% (nhóm can thiệp), và 30% (nhóm chứng). Theo Lê Thị kiều Hoa (mức độ tốt đạt 36,4%), kết quả của chúng tôi là khá tương đương với nghiên cứu của tác giả này.

Trong tổng số 4/10 chỉ số SHHN mà chúng tôi đánh giá lúc vào viện, sau 15 ngày và sau 30 ngày, điểm số SHHN trung bình ở nhóm can thiệp lần lượt giảm từ 10,9 -> 7,8 —> 5,5, ở nhóm chứng giảm từ 10,9 —► 8,5 6,6 (điểm).

Như vậy, các chức năng SHHN có sự cải thiện ngày càng cao song song với thời gian điều trị ở cả 2 nhóm, và kết quả càng cao hơn ở nhóm có áp dụng bài tập. Chúng ta biết rằng, đau và hạn chế khả năng vận động của cột sống là nguyên nhân gây hạn chế chức năng SHHN. Trong quá trình điều trị theo thời gian, tình trạng đau và hạn chế vận động được cải thiện do đó mà chức năng SHHN cũng được cải thiện theo, ở nhóm có áp dụng bài tập cột sống McKenzie, đau và vận động cột sống được cải thiện tốt và nhanh hơn so với nhóm không tập vận động nên chức năng SHHN là tốt hơn so với nhóm chứng.

Hoạt động chức năng là vấn đề quan trọng của mỗi con người, nó phản ảnh khả năng hoạt động của cột sống. Để duy trì tốt khả năng hoạt động của cột sống thì phải làm cho cột sống khỏe. Muốn có cột sống khỏe thì phải luôn duy trì trạng thái cân bằng cho chính nó, phải duy trì độ ưỡn thắt lưng vốn có, phải duy trì cho các mô mềm quanh cột sống khỏe bao gồm cả các cơ thân mình. Một chế độ tập luyện đúng mức, đều đặn sẽ giúp cho cột sống được khỏe hơn, có sức chịu đựng tốt hơn, thích nghi cao hơn với cuộc sống hằng ngày.

Nghiên cứu của Allison R. (2010) cũng cho kết quả tốt. Lúc vào viện, bệnh nhân có chỉ số Oswestry 36% (hạn chế SHHN mức độ trung bình), sau 2 tuần điều trị chỉ số Oswestry còn 16% (hạn chế SHHN mức độ nhẹ), và khi xuất viện thì chỉ số Oswestry trở về 0% (bình thường).

5. Kết luận

Qua các kết quả thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

  • Có mối tương quan thuận giữa mức độ đau và mức độ hạn chế chức năng SHHN (hệ số tương quan R=0,78).
  • Chức năng sinh hoạt được cải thiện rõ rệt sau luyện tập với bài tập duỗi Sự cải thiện ở nhóm can thiệp cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng sau 30 ngày điều trị (p<0,05).
  • Không có sự khác biệt giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng về tuổi, giới, mức độ đau, vị trí thoát vị.

6. Kiến nghị

Nên kết hợp bài tập duỗi McKenzie với các phương thức VLTL trong điều trị TVĐĐ CSTL.

 

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Quang Bích (2006), Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng, NXB Y học, Hà Nội.

2. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Thanh (1999), Kết quả phục hồi chức năng cho bệnh nhân đau thần tọa do thoát vị đĩa đệm 1998 - 1999, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội PHCN, số 6, tr 218-228.

3. Dương Xuân Đạm (2004), “Điều trị bằng dòng điện”, Vật lý trị liệu đại cương: nguyên lý và thực hành, NXB Văn hóa thông tin, tr 64 - 123.

4. Dương Xuân Đạm (2004), “Điều trị bằng kéo giãn cột sống”, Vật lý trị liệu đại cương: nguyên lý và thực hành, NXB Văn hóa thông tin, tr 277 - 288.

5. Nguyễn Văn Đăng (2007), “Đau thần kinh hông”, Thực hành thần kinh, NXB Y học Hà Nội, tr 308 - 330.

6. Nguyễn Thành Tuyên (2010), Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp của bài tập McKenzie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

7. Brian , John MM. Ronald GD. (2004), “Combining lumbar extension training with McKenzie therapy: Effects on pain, disability, and psychosocial functioning in chronic low back pain patients”, Gundersen Lutheran Medical Journal, Volume 3, Number 2, pp 7 - 12.

 

Nguyễn Thị Lan

Nguồn: Tạp chí Phục hồi chức năng, Số 6 - 6/2018, Trang 53