Thực hành về phòng chống cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học của phụ huynh tại xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm 2017

Admin  08/10/2019       13:22

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực hành về phòng chống cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học tại xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc, năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 555 phụ huynh học sinh tiểu học được thực hiện nhằm mô tả thực trạng thực hành phòng chống CVCS của phụ huynh. Kết quả nghiên cứu: có 56,6% có thực hành đạt về phòng CVCS. Từ 78 - 90% phụ huynh sử dụng đèn chuyên dụng cho việc học, chú trọng bỗ xung canxi và nhắc nhở học sinh việc xem tivi, máy tính; nhắc nhở hướng dẫn học sinh tập thể dục, nhắc nhở tư thế ngồi, sử dụng bàn ghế chuyên dụng cho việc học. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh tìm kiếm thông tin CVCS và các bài tập cột sống là thấp với 22,9%, tạo điều kiện để trẻ ngủ đủ là 54,6%. Học sinh có cha mẹ có thực hành không đạt về phòng CVCS có tỷ lệ CVCS/nguy cơ CVCS cao gấp 2,5 lần học sinh có cha mẹ có thực hành đạt về phòng chống CVCS. Kết luận: Nhằm cải thiện tình trạng CVCS ở học sinh tiểu học cần xây dựng tăng cường thực hành của phụ huynh học sinh.

Từ khóa: cong vẹo cột sống, thực hành, phụ huynh học sinh tiểu học, Vĩnh Phúc

SUMMARY

PRACTICES OF PREVENTING THE SCOLIOSIS IN PRIMARY STUDENT OF PARENTS IN PHUC YEN COMMUNE, VINH PHUC 2017

Objectives: To describe the practice of scoliosis prevention in primary students of parent In Vinh Yen commune, Vinh Phuc province, 2017. Methodology: A cross - sectional descriptive study of 555 parent of primary students is designed to describe the state of practice of parental scoliosis prevention. Results: 56.6% had good practice in scoliosis prevention. From 78 - 90%) of parents use specialized lights for learning, focus on calcium and remind students to watch television, computers; remind students to exercise instructions, sit posture, use desks and chairs for learning. However, the percentage of parents seeking scoliosis prevention information and spinal exercises l/i/as low (22.9%), giving the child enough sleep to be 54.6%). Students whose parents have not goodscoliosis prevention practices had a scoliosis / scoliosis risk 2.5 times higher than those whose parents had good scoliosis prevention practices. Conclusions: To improve scoliosis status at Elementary students need to build up the practice of parenting.

Key words:Curvature scoliosis, practices, parents of primary students, Vinh Phuc

1. Đặt vấn đề

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tinh thần. Cong vẹo cột sống (CVCS) có mối liên quan chặt chẽ với quá trinh học tập của học sinh [1], Những biến dạng của cột sống và lồng ngực trong CVCS là nguyên nhân gây mặc cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tâm sinh lý và xã hội của học sinh[2 - 4], Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc bệnh vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 - 25% [5], Trường Tiểu học Lưu Quý An tại thị xã Phúc Yên có hơn 1300 học sinh hơn với 31 lớp. Là một trường chuẩn quốc gia, trường tiểu học chất lượng cao đứng đầu khu vực về phong trào học tập, học sinh ở trường cũng có nhiều áp lực trong việc học hơn so với các trường tiểu học khác. Ngoài ra qua đánh giá nhanh cho thấy kiến thức của phụ huynh về phòng CVCS chưa cao, đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu nào về kiến thức về phòng CVCS cho học sinh. Do đó tôi tiến hành đề tài nhằm mô tả kiến thức về phòng chống bệnh cong vẹo cột sống của phụ huynh học sinh tiểu học

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 

Phụ huynh học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Lưu Quý, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại trường tiểu học Lưu Quý An thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017.

2.3 Cỡ mẫu:

Chọn toàn bộ 555 phụ huynh và học sinh từ lớp 1 - lớp 5.

2.4 Phương pháp thu thập số liệu:

    Tiến hành phỏng vấn phụ huynh học sinh về thực hành phòng chống CVCS

2.5 Tiêu chuẩn đánh giá:

Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực hành phòng chống CVCS của phụ huynh học sinh tiểu học về các nội dung: Sử dụng bàn ghế và đèn học ở nhà; Thay đổi bàn ghế; Nhắc nhở tư thế ngồi học; Nhắc nhở xem tivi, máy tính, học quá lâu; Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện trẻ tập thể dục; Bổ sung canxi; Tìm kiếm thông tin về CVCS và các bài tập thể dục cột sống; Đảm bảo thời gian ngủ cho trẻ.

2.6 Phương pháp phân tích số liệu:

Sau khi thu thập, các phiếu điều tra được làm sạch,được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.

3. Kết quả nghiên cứ

3.1 Thông tin chung

Bảng 1: Thông tin chung học sinh

Đặc điểm

Tần suất

Tỷ lệ %

Khối

Khối 1

95

17,1

Khối 2

96

17,3

Khối 3

87

15,7

Khối 4

141

25,4

Khối 5

136

24,5

Giới tính

Nam

292

52,6

Nữ

263

47,4

Thứ tự sinh

Con đầu

275

49,5

Con thứ

280

50,4

Cận thị

Không

449

80,9

106

19,1

Tình trạng dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng

31

5,6

Bình thường

496

89,4

Nguy cơ béo phi

20

3,6

Béo phl

8

1,4

Tinh trạng CVCS

Không có nguy cơ/ không mắc CVCS

314

56,58

Có nguy cơ mắc CVCS

234

42,16

Mắc CVCS

7

1,26

Nhận xét: Tổng số học sinh tham gia vào nghiên cứu là 555, trong đó học sinh nam chiểm 52,6%, nữ chiếm 47,4%. Đối tượng tham gia nhiều nhất là thuộc khối 4 với 25,4% sau đó đến khối 5 với 24,5%, phân bố tỷ lệ ít nhất ở khối 3 với 15,7%, khối 1 và khối 2 có tỷ lệ tương đương nhau với 17,1 và 17,3%. Có 5,6% học sinh bị suy dinh dưỡng, 3,6% có nguy cơ béo phì và 1,4% bị béo phì. Ngoài ra 19,1% học sinh bị cận thị

Đánh giá trình trạng cvcs ủa học sinh cho thấy có 56,6% học sinh không có nguy cơ mắc cvcs có 43,3%  học sinh mắc hoặc có nguy cơ mắc cvcs (42,2% có nguy cơ mắc cvcs 1,3% học sinh đã bị CVCS).

Bảng 2. Thông tin chung phụ huynh

Đặc điểm

Tần suất

Tỷ lệ %

Nhóm

tuổi

18-24

1

0,2

25-39

402

72,4

40-54

148

26,7

Trên 55

4

0,7

Trình độ văn hóa

Thấp (Mù chữ đến tiểu học)

10

1,8

Trung bình (Từ Cấp 2 đến cáp 3)

152

27,7

Cao (Từ trung cấp trở lên)

393

70,8

Nghề nghiệp

Công nhân

99

17,8

Nhân viên văn phòng

99

17,8

Nông dân

12

2,2

Công chức nhà nước

185

33,3

Kinh doanh/buôn bán

101

18,2

Tự do

57

10,3

Thất nghiệp

2

0,4

Mối quan hệ với hoc sinh

Bố

141

25,4

Mẹ

408

73,5

Khác

6

1,1

Kinh tế hộ gia đinh

Hộ nghèo

5

0,9

Cận nghèo

11

2,0

Trung binh

440

79,3

Khá và trên khá

99

17,8

Khu vực

Thành thị

457

82,3

Nông thôn

98

17,7

Bị cong vẹo cột sống

13

2.3

Không

542

97,7

Nhận xét: Tổng số có 555 phụ huynh học sinh tham gia nghiên cứu, trong đó đa số phụ huynh ở độ tuổi dưới 40 tuổi chiếm 72,6%. Hầu hết phụ huynh học sinh tham gia nghiên cứu có trình độ học vấn trên THPT với 70,8%, chỉ có 1,8% có trình độ học vấn thấp là mù chữ hay tiểu học. về nghề nghiệp của phụ huyh, chiếm tỷ lệ lớn nhất là công chức nhà nước với 33,3%, công nhân, nhân viên văn phòng chiếm 178%, chiếm tỷ lệ ít nhất là nông dân với 2,2% và thất nghiệp với 0,4%.

Đa số đối tượng nghiên cứu sống ở khu vực thành thị với 82,3% với kinh tế chủ yếu ở mức trung bình với 79,3%, có 2,0% và 0,9% thuộc hộ cận nghèo và hộ nghèo, về tiền sử mắc cong vẹo cột sống của phụ huynh chỉ có 2,3% phụ huynh đã bị cong vẹo cột sống.

3.2. Thực hành phòng chống cvcs của phụ huynh

Bảng 3. Phân bố tỷ lệ thực hành phòng chống cvcs của phụ huynh

TT

Thực hành

n

%

1

Sử dụng bàn ghế chuyên dụng cho việc học

491

88,5

2

Thay bàn ghế khi không phù hợp

486

87,6

3

Sử dụng đèn học chuyên dụng cho việc học

500

90,1

4

Nhắc nhở học sinh tư thế ngôi

494

89,0

5

Chú trọng bổ sung canxi

503

90,6

6

Nhắc nhở học sinh việc xem tivi, máy tính

501

90,3

7

Nhắc nhở, khuyến khích, hướng dẫn học sinh tập thể dục

433

78,0

8

Tìm kiếm thống tin về cvcs và các bài tập cột sống

127

22,9

9

Hướng dẫn trẻ có thời gian biểu hợp lý, đảm bảo giấc ngủ (10 - 11h/ngày)

303

54,6

Nhận xét: Tìm hiểu về thực hành phòng cvcs cho học sinh tiểu học cho thấy đa số phụ huynh đã có thực hành đúng về phòng cvcs. Có từ 90,1 đến 90,6% phụ huynh sử dụng đền chuyên dụng cho việc học, thường xuyên nhắc nhở học sinh việc xem tivi, máy tính và chú trọng bổ xung canxi cho học sin. Đối với việc thay bàn ghế khi không còn phù hợp, sử dụng bàn nghế chuyên dụng cho việc học và thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi học cũng có từ 87,6 đến 89% phụ huynh thường xuyên thực hiện những việc này. Tuy nhiên, đối với việc nhắc nhở, hướng dẫn học sinh tập thể dục thường xuyên thì chỉ có 78% phụ huynh thực hiện.


        Đạt                                    Không đạt

Biều đồ 1. Thực hành phòng chống CVCS của phụ huynh

Nhận xét: Phụ huynh được đánh giá là có thực hành đạt khi thực hành đủ 7/9 những nội dung trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lớn phụ huynh có thực hành đạt với 56,6%, tuy nhiên vẫn còn với 43,4% phụ huynh có thực hành chưa tốt để phòng CVCS cho con em mình.

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa tình trạng CVCS với thực hành của phụ huynh, cụ thể: Học sinh có cha mẹ có thực hành không đạt về phòng CVCS có tỷ lệ CVCS/ nguy cơ CVCS cao gấp 2,5 lần học sinh có cha mẹ thực hành đạt về phòng CVCS. Các mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05

4. Bàn luận

Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực hành phòng CVCS của phụ huynh bằng 9 câu hỏi có/không với các nội dung liên quan đến sử dụng bàn ghế chuyên dụng cho việc học, thay bàn ghế khi không phù hợp, sử dụng đèn học chuyên dụng cho việc học, nhắc nhở học sinh về tư thế ngồi, xem ti vi, sử dụng máy tính, hướng dẫn tập thể dục và chú trọng việc bổ xung canxi cho trẻ. Với mỗi nội dung thực hành đúng được tính 1 điểm, tổng số điểm tối đa đạt được là 9 điểm, phụ huynh có thực hành đúng khi đạt 7/9 điểm thực hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy 56,6% phụ huynh có thực hành đạt về phòng CVCS, tuy nhiên cũng còn tới 43,4% có thực hành không đạt về phòng CVCS ở học sinh, trong đó việc thực hành riêng lẻ từng nội dung có tỷ lệ khá cao với từ 90,1% đến 90,6% phụ huynh sử dụng đèn chuyên dụng cho việc học, chú trọng trong việc bổ xung canxi và thường xuyên nhắc nhở học sinh xem tivi, máy tính. Ngoài ra với những thực hành khác như nhắc nhở học sinh tập thể dục, nhắc nhở về tư thế ngồi học, thay bàn ghế khi không phù hơp và sử dụng bàn ghế chuyên dụng cho việc học cũng chiếm từ 78% đến 89%. Kết quả nghiên cứu cao hơn so với một số nghiên cứu gần đây cho thấy thực hành của học sinh về phòng ngừa vẹo cột sống của tác giả Nguyễn Thị Lan tại Huyện Mỹ Đức năm 2013: Ngồi học đúng thư thế chiếm (36,8%), sử dụng bàn ghế phù hợp với chiều cao chiếm (19,8%), ăn uống đủ chất chiếm (11,2%), vận động thể chất đều đặn chiếm (17,6%), không ngồi quá lâu tại chỗ chiếm (13,5%) [6]. Phụ huynh học sinh cho rằng muốn phòng ngừa vẹo cột sống thì cần điều chỉnh bàn ghế cho phù hợp (53,6%), cần phải ăn uống đủ chất (57,8), không ngồi lâu một chỗ (55,7%), ngồi học đúng tư thế (35,9%) [6]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan tiến hành trên đối tượng là học sinh trong khi nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng là phụ huynh học sinh 

Việc thực hành phòng CVCS phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và đầy đủ thì mới thực sự mang lại hiệu quả, kết quả nghiên cứu này cho thấy, mặc dù tỷ lệ phụ huynh tuân thủ từng nội dung thực hành khá cao nhưng tỷ lệ chung về thực hành lại không cao, điều này giải thích nguyên nhân tại sao tỷ lệ CVCS lại ở mức khá cao. Chính vì vậy, cần có các biện pháp tuyên truyền cung cấp thông tin nhằm giúp phụ huynh cũng như học sinh có các biệnphap thực hành phòng CVCS một cách toàn diện và hiệu quả

5. Kết luận

Nghiên cứu đã cho thấy đa số (chiếm 56.6%) cha mẹ học sinh tiểu học tại thị xã Vĩnh Phúc có thực hành đạt về phòng CVCS và học sinh có cha mẹ có thực hành không đạt về phòng CVCS có tỷ lệ CVCS/nguy cơ CVCS cao hơn học sinh có cha mẹ có thực hành đạt về phòng chống CVCS. Do vậy, nhằm cải thiện tình trạng CVCS ở học sinh tiểu học cần xây dựng tăng cường thực hành của phụ huynh học sinh

Bảng 4. Mối liên quan giữa thực hành về CVCS của phụ huynh và tình trạng CVCS của học sinh

Đặc

điểm

Mắc CVCS/ có nguy cơ CVCS

Không CVCS/ không có nguy cơ

Tổng

n

%

n

%

Thực hành về phòng chống CVCS

Không

đạt

136

56,4

105

43,6

241

Đạt

105

33,4

209

66,6

314

Tổng

241

43,4

314

56,6

555

x2= 29,4; OR = 25; 95%CI = (1,8- 3,6); p<0,001

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. American Academy of Orthopaedic Surgeons Congenital Scoliosis. 2010.

2. Goldstein L A and Waugh T R (1973), Classification and terminology of scoliosis. Clin Orthop Relat Res, 1973(93): p. 10 - 22.

3. Margonato V, et al. (2005), Effects of short term cast wearing on respiratory and cardiac responses to submaximal and maximal exercise in adolescents with idiopathic scoliosis. Eura Medicophys, 2005. 41(2): p. 135-40.

4. Tsiligiannis Theofanis and Grivas Theodoras (2012), Pulmonary function in children with idiopathic scoliosis. Scoliosis, 2012. 7: p. 7 - 7.

5. Chu Văn Thăng et al. (2009), Báo cáo kết quả nghiệm thu đề tài cấp bộ Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp. Hà Nội 2009.

6. Nguyễn Thị Lan (2013), Thực trạng vẹo cột sống ở học sinh huyện Mỹ Đức, Hà Nội và nhu cầu phục hồi chức năng, Đại học Y Hà Nội.

 

Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Huyền Linh, Trịnh Quang Dũng, Trần Quý Cát

Nguồn: Tạp chí Phục hồi chức năng, Số 6 - 6/2018, Trang 36