Thực trạng cong vẹo cột sống và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm 2017

Admin  07/10/2019       13:24

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả thực trạng cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh tiểu học và xác định một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tả cắt ngang có phân tích trên 555 phụ huynh và học sinh tiểu học được thực hiện nhằm đánh giá trình trạng cong veo cột sống và một số yếu tố liên quan của học sinh tiểu học. Tình trạng cong vẹo cột sống của học sinh được đánh giá bằng thước đo coliometer. Các yếu tố liên quan với tình trạng CVCS được thu thập bằng cách phỗng vấn phụ huynh học sinh. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ học sinh có nguy cơ CVCS là 42,2%, tỷ lệ CVCS ở học sinh là 1,3%. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng CVCS của học sinh là khu vực thành thị, học sinh không thoải mái với bàn ghế khi ngồi học, học sinh có bố mẹ không thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi học, học sinh có cha mẹ có kiến thức và thực hành về CVCS không đạt. Kết luận, Để cải thiện và phòng ngừa CVCS ở học sinh tiểu học, cần có những chương trình cải thiện điều kiện học tập của học sinh và tăng cường kiến thức, thực hành cho các bậc phụ huynh.

Từ khóa: cong vẹo cột sống, yếu tố liên quan, học sinh tiểu học, Vĩnh Phúc SUMMARY

THE STATE OF THE SCOLIOSIS OF PRIMARY STUDENT AND RELATED FACTORS IN VINH YEN

COMMUNE, VĨNH PHÚC 2017

Objective: To describe the actual state of scoliosis inprimary students and identify some related factors. Methods: A cross - sectional descriptive study of 555 parents and primary school children was conducted to assess the state of scoliosis and some related factors of primary school students. Student’s scoliosis was assessed using a coliometer ruler. Related factors of scoliosis were collected by interviewing parents. Result: The proportion of students at risk for scoliosis is 42.2%), the proportion of scoliosis in the student is 1.3%. Several related factors of scoliosis of students are urban areas, students are uncomfortable with tables and chairs while studying, students whose parents do not regularly remind students sitting posture not good parents ‘s knowledge and practice of scoliosis prevention. Conclusion: In order to improve and prevent scoliosis in primary school children, programs need to improve the learning conditions of students and increase knowledge and practice for parents.

Key words: Curvature scoliosis, related factors, primary students, Vinh Phuc

1. Đặt vấn đề

Cong vẹo cột sống (CVCS) có mối liên quan chặt chẽ với quá trình học tập của học sinh [1], Những biến dạng của cột sống và lồng ngực trong CVCS là nguyên nhân gây mặc cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống tâm sinh lý và xã hội của học sinh[2 - 4], Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc bệnh vẹo cột sống chiếm ty lệ tư 15 - 25% [5]. Trường Tiểu Học Lưu Quý An tại thị xã Vĩnh Yên với hơn 1300 học sinh hơn và là trường chuẩn quốc gia, học sinh ở trường cũng có nhiều áp lực trong việc học hơn so với các trường tiểu học khác. Ngoài ra, qua đánh giá nhanh cho thấy kiến thức của phụ huynh về phòng CVCS chưa cao, đặc biệt ở tỉnh Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng cong veo cột sống ở học sinh tiểu học. Nhằm cung cấp bằng chứng cho việc lập kế hoạch phòng chống bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học. Chúng tôi xây dựng nghiên cứu với mục tiêu mô tả thực trạng cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học tại xã Phúc yên, Tỉnh Vĩnh Phúc, 2017

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: 

Phụ huynh và học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 trường tiểu học Lưu Quý - thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại trường tiểu học Lưu Quý An thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017

2.3. Cỡ mẫu: 

Chọn toàn bộ 555 phụ huynh và học sinh từ 1 - 5 lớp

2.4. Thu thập số liệu:

  • Tình trạng CVCS của học sinh được xác định bằng cách sử dụng hlnh ảnh cong vẹo cột sống và đo cong vẹo bằng thước đo scoliometer. Nhóm tiến hành đo lường là 3 bác sĩ có 20 năm kinh nghiệm thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương.
  • Thông tin về các yếu tố liên quan về tình trạng CVCS bằng cách phỏng vấn phụ huynh học sinh

2.5. Tiêu chuẩn đánh giá:

  • Nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán CVCS đã được tác giả Trịnh Quang Dũng (2015) đề cập đến bao gồm: (i) Có hình ảnh cong vẹo cột sống trên lâm sàngvà (ii) độ lêch đo được từ thước đo CVCS là từ 8 độ trở lên.
  • Ngoài ra nghiên cứu tiến hành phỏng vấn phụ huynh học sinh về các yếu tố liên quan tới CVCS bao gồm: thói quen sinh hoạt, điều kiện học kiến thức, thực hành về phòng chống CVCS của phụ huynh học sinh.

2.6. Phương pháp phân tích số liệu:

    Sau khi thu thập, các phiếu điều tra được làm sạch, được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả thông tin chung, thực trạng CVCS của học sinh. Mô hình hồi quy logistic đã biến được sử dụng để xác định các yêu tố liên quan với tình trạng CVCS của học sinh

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thông tin chung của học sinh

Tổng số học sình tham gia vào nghiên cứu là 555, trong đó học sinh nam chiểm 52,6%, nữ chiếm 47,4%. Đối tượng tham gia nhiều nhất là thuộc khối 4 với 25,4% sau đó đến khối 5 với 24,5%, phân bố tỷ lệ ít nhất ở khối 3 với 15,7%, khối 1 và khối 2 cộ tỷ lệ tương đương nhau với 17,1 và 17,3%. Đa số đối tượng nghiên cứu sống ở khu vực thành thị với 82,3%. Có 5,6% học sinh bj suy dinh dưỡng, 3,6% có nguy cơ béo phì và 1,4% bị béo phì. Ngoài ra 19,1% học sinh bị cận thị

Bảng 1 Một số thói quen sinh hoạt của học sinh tiểu học

TT

Đặc điểm

Số Lượng (n)

Tỷ lệ (%)

1

Thời gian ngủ/ngày

Dưới 10 tiếng

465

83,78

Trên 10 tiếng

90

16,22

2

Sử dụng máy tính

418

75,32

4

Thời gian xem TV

Trên 2 tiếng

77

13,87

Từ 2 tiếng trở xuống

478

86,13

5

Làm việc nhà hoặc các công việc phù hợp với lứa tuồi

212

38,20

6

Thường xuyên tập thể dục hoặc chơi thể các môn thể thao.

182

32,79

Nhận xét: Có 83,8% học sinh ngủ dưới 10h/ngày. Hơn 75% học sinh sử dụng máy tính. Phần lớn học sinh có thời gian xem ti vi dưới 2h/ngày. Hơn 38% học sinh làm việc nhà hoặc các công việc phù hợp với lứa tuổi. Chỉ có 32,8% học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao

Bảng 2. Điều kiện học tập của học sinh tiểu học

TT Đặc điểm Số Lượng (n) Tỷ lệ (%)
1 Mang cặp nặng 378 68,11
2 Cảm thấy đèn học ở trường đủ ánh sáng 360 64,86
3 Cảm thấy thoải mái khi ngồi học 360 64,86
4 Bố mẹ thường xuyên nhắc nhở về tư thế ngồi học 460 82,88
5 Thời gian học tại nhà Trên 2h 106 19,10
Từ 2h trở xuống 449 80,90
6 Tư thế ngồi học Đúng 359 64,68
Không đúng 196 35,32

Nhận xét: Hơn 68% học sinh mang cặp nặng. Có gần 65% học sinh cho rằng đề học ở trường đủ sáng. Có 64,8% học sinh cảm thấy thoải mái khi ngồi học. Hơn 82% học sinh được cha/mẹ thường xuyên nhắc nhở về tư thế ngồi học. Phần lớn (81%) học sinh học tại nhà từ 2h/ngày trở xuống và 63,68% học sinh có tư thể ngồi học đúng.

Bảng 3. Kiến thức, thực hành của phụ huynh học sinh về phòng chống CVCS

TT

Đặc điểm

Số Lượng (n)

Tỷ lệ (%)

1

Kiến thức

Đạt

141

25,41

Không đạt

414

74,59

2

Thực hành

Đạt

314

56,58

Không đạt

241

43,42

Nhận xét: Kết quả đánh giá kiến thức, thực hành về CVCS của phụ huynh học sinh cho thấy chỉ có 24,4% phụ huynh có kiến thức đạt về CVCS và chỉ có 56,6% phụ huynh có thực hành đạt về CVCS

3.2. Thực trạng cong vẹo cột sống ở học sinh tiểu học

Bảng 4. Tỷ lệ học sinh có các biểu hiện của CVCS

Đặc điểm

Tần suất

Tỷ lệ %

Đặc điểm

Tần suất

Tỷ lệ %

Một bên mỏm vai nhô cao

294

53,0

Khung chậu bị nghiêng lệch và bị xoay

58

10,5

Xương bả vai 2 bên không cân đối

293

52,8

Khớp hông một bên cao hơn

36

6,5

Khi đứng thân người nghiêng sang một bên

181

32,6

Ngấn mông một bên cao hơn

20

3,6

Cột sống cong vẹo sang một hoặc hai bên

150

27,0

Khớp gối không cân đối khi nằm gập gối

9

1,6

Ụ gồ ở lưng

122

22,0

Một chân ngắn hơn

6

1,1

Đối diện với ụ gồ là vùng lõm

103

18,6

Kèm theo các dị tật khác

48

8,6

Cột sống ưỡng ra trước hoặc gù ra sau

35

6,3

Có thể bị liệt một số chi, thân mình

4

0,7

Nhận xét: Trong số 14 biểu hiện được nêu ra, biểu hiện có nhiều học sinh gặp phải nhất là xơng bả vai 2 bên không cân đối và một bên mỏm vai nhô cao với 52,8% và 53%. Các biểu hiện khác như ụ gồ ở lưng, cột sống cong vẹo sang một hoặc 2 bên, khi đứng thân người nghiên sang một bên cũng có tới 22% đến 32,6% học sinh có những biểu hiện này. Những biểu hiện ít học sinh gặp phải là bị liệt một số chi, thân mình, một chân ngắn gớn, khớp gối không cân đối chì có từ 0,7 đến 1,6 học sinh gặp phải. Những biểu hiện ít phổ biến hơn như ngấn mông, khớp hông một bên cao hơn, cột sống ưỡn ra trước hoặc gù ra sau, khung chậu bị nghiêng lệch hoặc bị xoay có từ 3,6% đến 10,5% học sinh gặp phải

Không CVCS - Nguy cơ CVCS thấp - Nguy cơ CVCS cao - CVCS

Biểu đồ 1. Tỷ lệ học sinh bị CVCS

Nhận xét: Qua thăm khám sàng lọc bước đầu, dựa vào các biểu hiện của bệnh từ đó đánh giá những học sinh có nguy cơ CVCS. Kết quả cho thấy có tới 43,3% học sinh có nguy cơ CVCS trong đó 35,9% là nguy cơ thấp (3-6 dấu hiệu), 6,3% là nguy cơ cao (7-9 dấu hiệu), 56,6% học sinh không có các biểu hiện đặc thù có thể chẩn đoán CVCS (không có dấu hiệu nào). Có 1,3% học sinh bị CVCS (10-13 dấu hiệu)

3.3.  Một số yếu tố liên quan với tình trạng CVCS của học sinh

Bảng 5. Mô hình hồi quy giữa tình trạng CVCS và một số yếu tố liên quan

Yếu tố Hệ số hồi quy (B) Sai số chuẩn (SE) Tỷ số chênh (OR) Khoảng tin cậy (95% Cl) Mức ý nghĩa(P)
Khối
Khối 1 - 2* - - 1 - -
Khối 3-4-5 0,072 0,245 1,07 (0,66-1,7) 0,77
Khu vực sống
Nông thôn* - -     -
Thành thị 1,6 0,356 5,05 (2,5-10,1) 0,000
Cảm thấy đèn học đủ ánh sáng
Có* - - 1 - -
Không 0,4 0,252 1,4 (0,9 - 2,4) 0,1
Thoái mái với bàn ghế học
Có* - - 1 - -
Không 1,7 0,432 5,6 (2,4-13,1) 0,000
Bố mẹ thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi học
Có* - - 1 - -
Không 2,3 0,249 10,8 (6,6-17,6) 0,000
Làm việc nhà
Có* - - 1 - -
Không 0,98 0,26 2,6 (1,6 - 4,3) 0,000
Tập thể dục, thể thao
Có* - - 1 - -
Không 0,89 0,27 2,4 (1,2-4,1) 0,001
Tư thế ngồi học
Đúng * - - 1 - -
Sai 1,9 0,353 6,7 (3,3-13,3) 0,000
Kiến thức CVCS phụ huynh
Đạt* - -     -
Không đạt 0,804 0,235 2,2 (1,4-3,5) 0,001
Thực hành phòng CVCS
Đạt* - - 1 - -
Không đạt 1,16 0,286 3,1 ( 1,8 – 5,8) 0,000

Cỡ mẫu phân tích (n) =555 (*) = Nhóm tham chiếu. = Không áp dụng. Kiểm định tính phù hợp của mô hlnh thống kê (Hosmer & Lemeshow test) x2 = 11,084; df=8; p=0,197

Nhận xét: Kiểm định Hosmowr&Lemeshoww test nhằm kiểm định tính phù hợp của mô hlnh thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan đa biến có ý nghĩa thông kê (p<0,05) giữa tình trạng CVCS ở học sinh với khu vực sống, tình trạng thoải mái khi ngồi học, bố mẹ thường xuyên nhắc nhở về tư thế ngồi học, kiến thức và thực hành phòng CVCS

4. BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng cong veo cột sống cột sống của học sinh tiểu học

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 1,3% trẻ được chẩn đoán là CVCS và có tới 42,2% học sinh được chẩn đoán ban đầu là có nguy cơ CVCS trong đó 35,9% là nguy cơ thấp và 6,3% là nguy cơ cao, kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tổng cục DSKHHGD tại Gia Lam - Ha nội (năm 2005 - 2007) (lớp 1 là 32,7%, lớp 2 là 53,2% và lớp 3 là 47,3%) [6]. So một số nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy tỷ lệ CVCS của nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu trên cùng đối tượng học sinh tiểu học ở một số các quốc gia như Singapore (1%) Hy Lạp (1,7%) [7]. Sự tương đồng này có thể giải thích do có sự tương đồng về địa bàn cũng như đối tượng nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Vụ giáo dục thể chất, Bộ giáo dục và Đào tạo và trường Đại học Y Hà nội (30,5%) học sinh mắc và có nguy cơ CVCS, hay nghiên cứu năm 2005 của ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (18,9% học sinh mắc và có nguy cơ CVCS) [6].

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 học sinh ứng với 1,3% bị CVCS. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Bá Thanh năm 2012 với 7,5% học sinh CVCS [8] và nghiên cứu của Chu Văn Thăng năm 2009 với từ 6,31% đến 8,65% học sinh bi CVCS [5], Tuy nhiên thấp hơn so với nghiên cứu Kamtsiurus tại Đức với 5,2% CVCS [9], tại Hàn Quốc với 3,26% [10]. Sự khác biệt này có thể giải thích do khác biệt về đối tượng nghiên cứu

(Còn tiếp)

Nguyễn Thị Minh Thủy, Nguyễn Thị Huyền Linh, Trịnh Quang Dũng, Trần Quý Cát
Nguồn: Tạp chí Phục hồi chức năng số 6 - 6/2018, Trang 29

1 Bình luận