Quy trình kỹ thuật - 8. Điều trị bằng sóng xung kích

Admin  01/09/2019       15:52
I. ĐẠI CƯƠNG
Điều trị bằng sóng xung kích là kỹ thuật ứng dụng sóng cơ học tạo ra bởi luồng khí nén xung lực cao (từ 1,5 đến 4 bar) tác động vào các điểm đau khu trú nhằm mục đích giảm đau và kích thích quá trình lành tổn thương cục bộ.

II. CHỈ ĐỊNH
- Đau cân, gân chi thể.
- Đau cơ khớp không do chấn thương cấp, viêm cấp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Dạng chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu.
- Chân thương cấp.
- Khối u ác tính.
- Trực tiếp lên đầu xương trẻ em, gây xư hoặc nghi ngờ gẫy xương, thai nhi.

IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện:
* Máy điều trị sóng xung kích cùng các phụ kiện:
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy
- Chọn các thông số kỹ thuật và các phụ kiện theo chỉ định
3. Người bệnh
- Giải thích cho người bệnh
- Tư thế người bệnh thoái mái. (nằm hoặc ngồi).
- Kiểm tra và bộc lộ vùng da điều trị. Xác định điểm đau (bằng tay).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bôi gel lên bề mặt da vùng điều trị.
- Đặt đầu phát sóng lên vị trí và tiến hành điều trị theo chỉ định.
- Hết thời gian điều trị: tắt máy, Lau vùng da điều trị và đầu phát sóng. Kiểm tra vùng điều trị, thăm hỏi người bệnh, ghi chép hồ sơ.

VI. THEO DÕI
Cảm giác và phản ứng của người bệnh.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tăng hoặc sưng nền ngừng điều trị, theo dõi kiểm tra.
- Chảy máu dưới da: ngừng điều trị, theo dõi và xử trí theo phác đồ.
Nguồn: Quyết định số 54/QĐ-BYT ngày 06/01/2014 
của Bộ Y tế