Nghiên cứu thực trạng trẻ khuyết tật ở Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh năm 2018

Admin  05/10/2019       13:43

TÓM TẮT

Nắm được thực trạng trẻ khuyết tật và các dạng khuyết tật sẽ từ đó đề ra các giải pháp can thiệp tốt hơn và phù hợp hơn với từng trẻ khuyết tật. Mục tiêu: Mô tả thực trạng trẻ em khuyết tật ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2018. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Phân tích thực trạng 203 trẻ khuyết tật có tuổi từ 1 đến 15 tuổi trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kết quả: Các dạng khuyết tật: Khó khăn vận động: 50,2%; Học: 18,2%; Nghe nói: 10,3%; Nhìn: 12,8%; Động kinh: 4,4; Hành vi xa lạ: 1%. Mức độ khuyết tật: Nhẹ: 31,5%; Nặng: 40,4%; Đặc biệt nặng: 28,1 %. Nguyên nhân khuyết tật chủ yếu là bẫm sinh (87,2%). Thời gian mắc khuyết tật chủ yếu trên 5 năm (86,2%). Kết luận: Tỷ lệ trẻ có mức độ nặng và đặc biệt nặng là rất cao. Vì vậy, việc phát triển chương trình PHCNDVCĐ là rất cần thiết.

Từ khóa: trẻ khuyết tật, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tỉnh Bắc Ninh

SUMMARY

RESEARCH ON SITUATION OF CHILDREN WITH DISABILITIES IN TU SON TOWN IN BAC NINH PROVINCE IN 2018

Understanding the status of children with disabilities and forms of disability will therefore offer better and more appropriate interventions for each child with disabilities. Objectives: To describe the situation of children with disabilities in Tu Son town, Bac Ninh province in 2018. Research methodology: Situation analysis of 203 children with disabilities aged 1 to 15 in Tu Son town, Bac Ninh province. Outcomes: Disabilities: Mobility: 50.2%; Study: 18.2%; Heard: 10.3%; Looking at: 12.8%; Epilepsy: 4.4; Strange behavior: 1%. Degree of disability: Light: 31.5%; Weight: 40.4%; Especially heavy: 28.1 %. Causes of birth defects are mainly congenital (87.2%). The duration of disability is over 5 years (86.2%). Conclusion: The incidence of severe and particularly severe cases is very high. Therefore, the development of the community based rehabilitation program is very necessary.

Key words: children with disability, community based rehabilitation, Bacninh province

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới năm 1999, khuyết tật chỉ sự giảm thiểu chức năng hoạt động (WHO, 1999). Trẻ khuyết tật là trẻ bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể, giác quan hoặc chức năng tinh thần, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động khiến cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong lao động, sinh hoạt, học tập, vui chơi. Từ năm 1987, Việt Nam đã áp dụng mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Tại thị xã Từ Sơn,chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai năm 1999. Trong thời gian vừa qua, các hoạt động chủ yếu của chương trình PHCNDVCĐ chỉ mới dừng lại ở việc điều tra, lên danh sách, thăm hỏi và việc hướng dẫn một số kỹ thuật PHCN tại nhà còn nhiều hạn chế. Đến hết tháng 9 năm 2017 toàn thị xã có 1692 người khuyết tật, trong đó 203 trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi (chiếm 12% tổng số người khuyết tật), thị xã Từ Sơn có số trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi đứng thứ hai trên toàn tỉnh Bắc Ninh và đến tháng 10 năm 2017 thị xã chỉ có 47 trẻ được đi học, số trẻ được đi học không tăng so với năm 2016, năm 2016 không tăng so với năm 2015. Để biết thông tin về tình hình trẻ khuyết tật trên địa bàn ra sao, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: “Mô tả thực trạng trẻ khuyết tật ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2018”.

2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi (có năm sinh từ 2002 đến 2017) sinh sống trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2018.

2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

2.3. Phương pháp chọn mẫu

  • Cỡ mẫu: Toàn bộ trẻ em khuyết tật ở thị xã Từ

Sơn, tỉnh Bắc Ninh (203 người)

  • Tiêu chí lựa chọn:

+ Trẻ khuyết tật là những trẻ được xác định là trẻ khuyết tật và có danh sách trong sổ sách theo dõi và quản lý của TYT các xã, phường của thị xã Từ Sơn

  • Trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi.

+ Người chăm sóc chính của trẻ khuyết tật: Là người hàng ngày trực tiếp chăm sóc trẻ khuyết tật nhiều nhất trong gia đình. Ví dụ: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em...

  • Đồng ý tham gia nghiên cứu
  • Tiêu chí loại trừ: Là trẻ khuyết tật hoặc người chăm sóc chính không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đối tượng không phải là người chăm sóc chính của trẻ

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi phát vấn dành cho người chăm sóc chính của trẻ dựa trên mẫu đánh giá nhu cầu PHCN của NKT của chương trình PHCNDVCĐ - Bộ Y tế ban hành 2016

2.5. Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu thu được từ bộ câu hỏi phát vấn được nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 18.0

3. Đặc điểm nghiên cứu

3.1. Đặc điểm trẻ khuyết tật

Bảng 1. Một số đặc điểm về nhân khẩu học

Đặc điểm nhân khẩu học

Nội dung

Tần số

Tỷ lệ (%)

 

< 6 tuổi

24

11,8

Tuổi của trẻ

Từ 6 - 10 tuổi

66

32,5

 

Từ 11 - 15 tuổi

113

55,7

Giới tính của trẻ

Nam

130

64

Nữ

73

36

 

Không/chưa từng đi học

79

38,9

 

Mầm non/mẫu giáo

24

11,8

Trình độ học vấn của trẻ

Tiểu học (cấp 1)

54

26,6

 

Trung học cơ sở (cấp 2)

29

14,3

 

Đã từng đi học nay đã bỏ

17

8,4

    Nhận xét: Tỷ lệ trẻ khuyết tật nam gấp 1,8 lần nữ. Trong nhóm tuổi chiếm nhiều nhất từ 11 đến 15 tuổi, chiếm 55,7%. Tiếp đến là nhóm từ 6 đến 10 tuổi, chiếm 32,5%. về trình độ học vấn, số trẻ không hoặc chưa từng đi học chiếm tỷ lệ cao nhất (38,9%), tiếp đó là tiểu học (26,6%) và rất ít trẻ học hết chương trình trung học cơ sở

3.2. Thực trạng khuyết tật

Bảng 2. Thời gian mắc khuyết tật của trẻ

Stt

Thời gian mắc khuyết tật

Số trẻ khuyết tật

Tỷ lệ (%)

1

Dưới 1 năm

0

0

2

1 - 5 năm

28

13,8

3

Trên 5 năm

175

86,2

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ có thời gian bị khuyết tật trên 5 năm (86,2%) gấp 6,2 lần số trẻ có thời gian bị khuyết tật tư 1-5 năm (13,8%).

Bảng 3. Phân bố số trẻ khuyết tật theo dạng khuyết tật

Stt

Dạng khuyết tật

Số trẻ khuyết tật

Tỷ lệ (%)

1

Khó khăn về vận động

102

50,2

2

Khó khăn về nghe, nói

21

10,3

3

Khó khăn về nhìn

26

12,8

4

Khó khăn về học

37

18,2

5

Động kinh

9

4,4

6

Hành vi xa lạ

2

1

7

Mất cảm giác

6

3


Nhận xét: Trong các dạng khuyết tật thì dạng khuyết tật vận động chiếm tỷ lệ cao nhất 50,2%, tiếp đến là khó khăn về học chiếm 18,2%. Thấp nhất là dạng khuyết tật hành vi xa lạ chiếm 1%.

Bảng 4: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật của trẻ

Stt

Nguyên nhân mắc khuyết tật

Số trẻ khuyết tật

Tỷ lệ (%)

1

Bẩm sinh

177

87,2

2

Mắc phải (Tai nạn, bệnh lý, thiên tai)

26

12,8

Nhận xét: Nguyên nhân khuyết tật chủ yếu của trẻ là bẩm sinh (87,2%).

Biểu đồ 2. Nguyên nhân khuyết tật của trẻ

Bảng 5. Mức độ khuyết tật của trẻ tại thời điểm nghiên cứu (Dựa theo điều 3 - Luật người KT qui định mức độ KT)

Stt

Mức độ khuyết tật

Số trẻ khuyết tật

Tỷ lệ (%)

1

Nhẹ

64

31,5

2

Nặng

82

40,4

3

Đặc biệt nặng

57

28,1

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm tỷ lệ cao (40,4% và 28,1 %), tiếp theo là khuyết tật nhẹ chiếm 31,5%.

4. Bàn luận

    Về giới tính TKT nam (64%) nhiều hơn nữ (36%), tỷ lệ trẻ khuyết tật tăng dần theo tuổi, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm tuổi từ 11 - 15 tuổi (55,7%), điều này phù hợp với nguyên nhân và tính chất của khuyết tật. Công tác phòng ngừa các thương tật phải được chú trọng ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ. Đặc biệt phòng ngừa các thương tật thứ phát có thể mắc phải do: bệnh tật, điều kiện sống... Từ đó càng cho chúng ta thấy giải quyết vấn đề khuyết tật là công việc đầy thử thách, cần có sự tham gia của nhiều cấp, ngành xã hội. Trong đó PHCNDVCĐ là một khâu trọng yếu.

    Về trình độ học vấn, đa số trẻ khuyết tật chỉ học đến bậc tiểu học (26,6%), mầm non 18,8%, trẻ mù chữ lên tới 38,9%. Mặc dù trẻ ở độ tuổi từ 11 - 15 chiếm 55,7% nhưng tỷ lệ trẻ có học vấn cấp 2 chiếm 14,3%. Tuy tỷ lệ trẻ mù chữ (38,9%) có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2002): Trẻ em bị mù chữ cao (50,4%) nhưng từ số liệu trên cho chúng ta thấy trẻ em khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức. Nếu vì tinh trạng khuyết tật không đến được trường học thì tại cộng đồng các em chưa được học hành từ gia đinh, hàng xóm... và nhiều em đã phải bỏ học dở dang do quan 

niệm rằng người khuyết tật không cần học hành. Thời gian bị tật chủ yếu là trên 5 năm (86,2%), tiếp đến là 1 - 5 năm chiếm 13,8%, không có TKT bị mắc khuyết tật dưới 1 năm. về nguyên nhân khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật chủ yếu là do bầm sinh (87,2%) khác so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (phần lớn nguyên nhân là do bệnh tật) và cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Thủy (1999) thì 54,1% khuyết tật ở trẻ em nguyên nhân là bẩm sinh. Các chấn thương trong sinh hoạt do tính hiếu động trong các trò chơi của trẻ không có ảnh hưởng lớn. Mức độ khuyết tật chủ yếu là nặng và đặc biệt nặng (40,4% và 28,1%).

Trong các dạng khuyết tật thì khuyết tật vận động chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 50,2% cao hơn nghiên cứu của Quốc Hữu Phúc tại Lào Cai (37%), nghiên cứu của Nguyễn Minh Thủy (26%); Vũ Quang Quyết (36,92%), Đỗ Văn Liêm (38,235). Kết quả điều tra của Trần Trọng Hải và cộng sự trong 5 năm qua thực hiện chương trinh phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại 7 tỉnh (Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Hưng, Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Huế, Đà Nắng) với tổng dân số điều tra 1.162.782 người, đã tổng hợp có 39.322 người khuyết tật chiếm 3,4%. Trong số trẻ em khuyết tật 18.544 cháu chiếm tỷ lệ 47,2%, trong số này có 13.653 cháu có khó khăn về vận động chiếm 52,74% tổng số trẻ tàn tật; Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2002). “Thực trạng và nhu cầu PHCN cho trẻ em tàn tật dưới 16 tuổi tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên, 2002”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong các dạng khuyết tật thì khó khăn vận động chiếm cao nhất (53,2%). Tỷ lệ mất cảm giác rất thấp 3%, theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Thủy là 1,2%, của Vũ Quang Quyết là 1,56%. Nhìn chung, các kết quả đưa ra còn chênh lệch nhau một chút, nhưng tất cả các nghiên cứu trước đây và cả nghiên cứu của chúng tôi cũng đều khẳng định, khó khăn vận động là dạng khuyết tật nhiều nhất. Các nhóm khuyết tật khác có tỷ lệ gần giống như nhiều nghiên cứu khác, khó khăn về học chiếm 18,2%, hành vi xa lạ chiếm 1% 

5. Kết luận

5.1. Đặc điểm trẻ khuyết tật

Tuổi:

< 6 tuồi

11,8

Từ 6 - 10 tuổi

32,5

Từ 11 - 15 tuổi

55,7

 Giới tính :

Nam

64

Nữ

36

Trình độ học vấn:

Không/chưa từng đi học

38,9

Mầm non/mẫu giáo

11,8

Tiểu học (cấp 1)

26,6

Trung học cơ sở (cấp 2)

14,3

Đã từng đi học nay đã bỏ

8,4

5.2. Tình hình khuyết tật

 

  • Dạng khuyết tật: Khó khăn về vận động 50,2%; Khó khăn về học chiếm 18,2%; Khó khăn về nghe nói 10,3%; Khó khăn về nhìn 12,8%; Động kinh 4,4%; Mất cảm giác 3%; Hành vi xa lạ 1%.
  • Mức độ khuyết tật: Mức độ nặng 40,4%; Mức độ đặc biệt nặng 28,1%; Mức độ nhẹ 31,5%.
  • Nguyên nhân khuyết tật: Bẩm sinh 87,2%; Mắc phải 12,8%.
  • Thời gian khuyết tật: Trên 5 năm 86,2%; Từ 1 - 5 năm 13,8%.

KHUYẾN NGHỊ

  • Khuyến nghị lãnh đạo địa phương có kế hoạch phát triển chương trình PHCNDVCĐ nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật có cơ hội hòa nhập cộng đồng gồm:

+ Xây dựng tài liệu truyền thông phù hợp. Truyền thông thay đổi thái độ của xã hội đối với NKT, truyền thông về khám và quản lý thai nghén nhằm phát hiện sớm dị tật.

+ Tăng cường đầu tư hệ thống PHCN từ cơ sở đến tỉnh để đáp ứng nhu cầu PHCN của NKT nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.

+ Tăng cường năng lực về PHCN cho đơn vị y tế tuyến xã.

  • Đề xuất triển khai khám và quản lý các mô hình bệnh tật thường xảy ra ở trẻ em, nhằm phát hiện sớm bệnh tật tránh dẫn đến khuyết tật.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Anh (2002), Thực trạng và nhu cầu PHCN cho trẻ em tàn tật dưới 16 tuổi tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên, 2002, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, trường Đại học Y tế công cộng.

2. Quốc Hữu Phúc (2009), Mô tả thực trạng và đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật tại hai xã Lùng Vai, Bản Lầu huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai năm 2008, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I Lào Cai, Đại học y tế công cộng.

3. Vũ Quang Quyết (1996), Một số kết quả nghiên cứu dịch tễ học tàn tật ở thủ đô Hà Nội. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội phục hồi chức năng Việt Nam 1996, tr 167 - 192.

4. Nguyễn Minh Thủy (1996), Mô hình tàn tật và kết quả phục hồi chức năng tại 8 xã tỉnh Hà Tây. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Hội phục hồi chức năng Việt Nam 1996, tr 16 - 20.

5. Cuốn “ Hướng dẫn thực hiện PHCNDVCĐ” nhà xuất bản y học, năm 2008.

6. Community participation in community based rehabilitation programmes, http://www.aifo.it/english/resources/online/apdrj207/com_ participation.pdf, ngày 17/5/2017

7. Improving lives through community based rehabilitation of disability. http://www. medicusmundl.ch/mms/services/bulletin/ bulletin200601/kap03/99p_WVdisability.html, ngày 23/5/2017.

8. Vocational reintegration of people with spinal cord lesion in bangladesh - an observational study based on a vocational training project at crp, http://www.aifo.it/english/resources/online/ apdrj/apdrj107/vocational - hansen.pdf, ngày 17/5/2017.

9. A strategy for rehabilitation, equalization of opportunities, poverty reduction and social inclusion of people with disabilities, http://whqlibdoc.who.int/publications/2004/9241592389_eng_pdf, ngày 24/08/20
 

Nguyễn Thị Mai Phương, Đỗ Chí Hùng, Nguyễn Mai Anh

Nguồn: Tạp chí Phục hồi chức năng, Số 6 - 6/2018, Trang 20