Hiệu quả điều trị đau khu trú cơ xương khớp bằng kỹ thuật sóng xung kích

Admin  13/10/2019       14:21

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu hiệu quả điều trị điểm đau cơ xương khớp bằng kỹ thuật sóng xung kích. Đối tượng và phương pháp: 135 bệnh nhân tuổi từ 25 đến 84 có chỉ định điều trị và đồng ý tham gia nghiên cứu với phương pháp can thiệp, tiến cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: sau điều trị tốt 81,8%, khá 16,1%, kém 1,5%). So sánh điểm VAS (Visual Analogue scale) trước và sau điều trị có hiệu số là 5 điểm, với p = 0,0001. Kết luận: Sóng xung kích là phương pháp điều trị “không xâm nhập” (non - invasive), hiệu quả giảm đau nhanh chóng và ổn định, là lựa chọn tốt cho các bệnh lý đau khu trú cơ xương khớp.

Từ khóa: Sóng xung kích, điểm đau cơ xương khớp.

Summary

Evaluating the results of localized musculoskeletal pain by shock wave therapy

Objective: Evaluating the results of localized musculoskeletal pain by shock wave therapy. Subjective and method: 135 patients from 25 to 84 years old, were randomly assigned to receive treatment and agreed to participate in the study. Progressive and cross - sectional descriptive study. Results: After therapy course, good is 81.8%), fair is 16.7%0, worst is only 1.5%). Comparisons of VAS (Visual Analogue Scale) scores before and after treatment were 5 points, with p = 0.0001. Conclusion: Shock wave therapy is a non - invasive treatment technique, that has a rapid and stable effectiveness and it is a good choice for treatment of musculoskeletal pain disorders.

Keyword: shock wave therapy, musculoskeletal pain.

1. Đặt vấn đề

Đau khu trú cơ xương khớp là triệu chứng thường gặp ở nhiều người trong độ tuổi lao động và người lớn tuổi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, lao động, thể dục thể thao và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay trong chuyên ngành Vật lý trị liệu kỹ thuật sóng xung kích là kỹ thuật điều trị mới, điều trị không xâm nhập, qui trình điều trị đã được xác định đạt chuẩn Quốc tế, được FDA (Mỹ) cũng như Bộ Y tế Việt Nam cho phép ứng dụng trong điều trị bệnh lý đau cơ xương khớp, đặc biệt là đau khu trú. Chính vì vậy từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016, tại Bệnh viện Quân y 7A chúng tôi đã tiến hành ứng dụng kỹ thuật sóng xung kích trong điều trị bệnh lý đau khu trú cơ xương khớp. Đề tài này nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả điều trị điểm đau khu trú cơ xương khớp bằng sóng xung kích.

2. Đối tượng và phương pháp

2.1 Đối tượng nghiên cứu

    135 bệnh nhân từ 25 - 84 tuổi, được chẩn đoán dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng, có chỉ định và đồng ý điều trị bằng sóng xung kích. Loại trừ bệnh nhân có chống chỉ định điều trị sóng xung kích và không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

    Can thiệp, tiến cứu mô tả cắt ngang.

    Xử lý số liệu bằng chương trình thống kê y sinh học SPSS 2Z0

  • Phương pháp tiến hành:
  • Giải thích cho bệnh nhân về phương pháp điều trị, hướng dẫn bệnh nhân cách đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS
  • Dùng máy BTL - 6000 Topline điều trị theo bảng hướng dẫn (protocol).
  • Sau liệu trình điều trị bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS.
  •  Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
  •  Đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi, giới.
  •  Đặc điểm nhóm bệnh lý.
  •  Đặc điểm mức độ đau.
  •  Mức độ giảm đau sau điều trị.
  •  Điểm VAS trước và sau điều trị.
  •  Kết quả giảm đau sau điều trị.

3. Kết quả

3.1 Đặc điểm về tuổi, giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=135)

Nhóm tuổi

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

<30

3

2,2

31-40

13

9,6

41 -50

36

26,7

51-60

63

46,7

> 60

20

14,8

Tuổi trung bình (X ±SD)

(Nhỏ nhất - Lớn nhất)

52 ± 10

(25 tuổi - 84 tuổi)

    Nhận xét: Tuổi thấp nhất 25 tuổi; cao nhất 84 tuổi; trung bình 52 ± 10 tuổi. Nhóm tuổi từ trên 51 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (tổng số 61,5%)

3.2 Phân bố về giới tính của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (n=135)

    Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam 2,29 lần (nữ 69,9%; nam 30,4%).

 

3.3. Đặc điểm phân bố BN nghiên cứu theo nhóm bệnh lý (n=135)

 

 

Nhóm bệnh lý

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Gai xương gót

15

11,1

Hội chứng ống cổ tay

31

23,0

Hội chứng tennis

14

10,4

Viêm cân gan bàn chân

16

11,9

Viêm quanh khớp vai

19

14,1

Bệnh lý đau khác

40

29,6

    Nhận xét: Bệnh lý thường gặp là hội chứng ống cổ tay (23%), viêm quanh khớp vai (14,1%), viêm cân gan bàn chân (11,9%) và một số bệnh lý đau khác

3.4. Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo mức độ đau trước điều trị (n=135)

         Mức độ đau

Đau dữ dội

Đau nặng

Đau nhiều

Điểm VAS trung bình

Nhóm bệnh lý (n)

(n,%)

(n,%)

(n,%)

(X±SD)

Gai xương gót (15)

0(0)

9 (60,0)

6 (40,0)

6,47 + 1,06

H. chứng ống cổ tay (31)

1(3,2)

18 (58,1)

12 (38,7)

6,71 ± 1,07

Hội chứng tennis (14)

0(0)

8 (57,1)

6 (42,9)

6,50 ± 0,65

Viêm cân gan bàn chân (16)

1 (6,2)

8 (50,0)

7 (43,8)

6,69 ± 1,30

Viêm quanh khớp vai (19)

2 (10,5)

11 (57,9)

6(31,6)

6,30 ± 1,17

Bệnh lý đau khác (40)

1 (2,5)

17 (42,5)

22 (55,0)

6,33 ± 1,02

    Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân đau mức độ từ nhiều đến đau nặng; tỷ lệ đau dữ dội thấp hơn.

3.5 Đặc điểm phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo mức độ đau trước điều trị (n=135)

    Nhận xét: Mức độ đau nặng chiếm tỷ lệ cao nhất (52,6%), đau nhiều (43,7%), đau dữ dội chỉ có 3,7%

3.6 Mức độ giảm đau sau điều trị (n=132)

    Nhận xét: Sau điều trị tỷ lệ điểm VAS giảm nhiều (>70%) chiếm 81,6%; giảm ít (<30%) chỉ có 1,5%.

3.7 So sánh điểm VAS trước và sau điều trị (n=132)

    Nhận xét: Điểm VAS giảm có ý nghĩa so với trước điều trị (trước điều trị 6,60 điểm; sau điều trị chỉ còn 1,60 điểm). Hiệu số điểm VAS giảm là 5,00 điểm (p=0,0001).

3.8 Kết quả giảm đau sau điều trị theo nhóm bệnh lý (n=132)

                                        Mức độ giảm đau

Tốt (n,%)

Khá (n,%)

Kém (n,%)

Nhóm bệnh lý (n)

 

 

 

Gai xương gót (15)

13 (86,7)

2 (23,3)

0(0)

Hội chứng ống cổ tay (30)

25 (83,3)

5 (26,7)

0(0)

Hội chứng tennis (14)

13 (92,9)

1 (7,1)

0(0)

Viêm cân gan bàn chân (15)

12 (80,0)

2 (13,4)

1 (6,6)

Viêm quanh khớp vai (19)

17 (89,5)

2 (10,5)

0(0)

Bệnh lý đau khác (39)

28 (71,8)

10 (25,6)

1 (2,6)

    Nhận xét: Hầu hết bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, trong đó nhóm hội chứng tennis có tỷ lệ cao nhất (92,9%).

4. BÀN LUẬN

    Có 02 bệnh nhân không giảm đau sau điều trị (không giảm điểm VAS) và 01 bệnh nhân đau tăng (tăng 2 điểm VAS) sau điều trị:

  • Bệnh nhân Vương Thúy H, 36 tuổi. Chẩn đoán: Hội chứng ống cổ tay phải, đã phẫu thuật 2 lần. Hiệu số điểm VAS=0;
  • Bệnh nhân Nguyễn Thị X, 71 tuổi. Chẩn đoán: Viêm cân bàn chân 2 bên/Zona tầng sinh môn. Hiệu số điểm VAS= - 2;
  • Bệnh nhân Quách Q, 51 tuổi. Chẩn đoán: Đau gân gót phải do chấn thương gây co rút gân gót. Hiệu số điểm VAS=0.

    Tai biến và tác dụng phụ: không gặp sưng bầm, tụ máu...

Sóng xung kích là một sóng âm có năng lượng cao tác động vào các điểm đau, các mô xơ hoặc cơ xương bị tổn thương, làm giảm căng cơ, ức chế sự co thắt, tăng cường phân tán chất p (chất trung gian dẫn truyền đau và yếu tố tăng trưởng), tăng cường sản xuất collagen thúc đẩy sự tái tạo sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương của cơ xương và dây chằng. Công nghệ sóng xung kích giúp cải thiện chuyển hóa và vi tuần hoàn, làm tan sự vôi hóa của nguyên bào sợi [2],

    Các chỉ định thường gặp là viêm - can xi hóa khớp vai, hội chứng ống cổ tay, hội chứng tennis, viêm cân gan bàn chân, gai xương gót, viêm đau gân bánh chè, đau cơ chày trước - cơ tam đầu cẳng chân, đau khớp háng, căng co thắt cơ cấp và mạn tính [2],

    Chống chỉ định khi có nguy cơ chảy máu, u ác tính, vết thương hở, đầu xương trẻ em, sử dụng corticoid, có thai [2].

5. Kết luận

    Khảo sát trên 135 bệnh nhân có điểm đau khu trú hệ cơ xương khớp được điều trị bằng sóng xung kích trên máy BTL - 6000 Topline tại Bệnh viện Quân y 7A từ tháng 3/2015 đến tháng 3/2016, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

  • Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị: hầu hết là nhóm tuổi cao (từ trên 51 tuổi chiếm tổng số 61,5%); mức độ đau nặng chiếm tỷ lệ cao nhất 52,6%; đau nhiều 43,7%; đau dữ dội 3,7%.
  • Sau điều trị 81,8% bệnh nhân giảm đau nhiều (giảm >70%); 16,7% giảm vừa (giảm 30 - 70%); chỉ có 1,5% giảm ít (giảm <30%).
  • Điểm VAS giảm có ý nghĩa so với trước điều trị, với hiệu số giảm 5,00 điểm (p=0,0001).
  • Hiệu quả giảm đau theo nhóm bệnh lý hầu hết đạt kết quả tốt, trong đó hội chứng tennis đạt tỷ lệ cao nhất (92,9%).
  • Không gặp tai biến hay tác dụng phụ (sưng bầm, tụ máu) trong quá trình điều trị.

Sóng xung kích là phương pháp điều trị “không xâm nhập” (non - invasive), tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả tốt, là lựa chọn tốt cho các bệnh lý đau khu trú cơ xương khớp.

 

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Đức (2013), “Đại cương chấn thương chỉnh hình”, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao.

2. BTL - 6000 SWT Topline “Hướng dẫn sử dụng” (2013).

3. Alice Roerts (2015), “Atlats giải phẫu người”, Nhà xuất bản Y học.

4. Frank Netter (2014), “Atlats giải phẫu người", Nhà xuất bản Y học

 

Nguyễn Ngọc Thành, Luyện Văn Cường

Nguồn: Tạp chí Phục hồi chức năng, Số 6 - 6/2018, Trang 65