Đánh giá kết quả điều trị kết hợp liệu pháp oxy cao áp ở bệnh nhân điếc đột ngột tại Bệnh viện Quân y 103

Admin  10/10/2019       13:57

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị kết hợp liệu pháp oxy cao áp ở bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh viện quân y 103. Đối tượng, phương pháp: 40 bệnh nhân được chẩn đoán điếc đột ngột 1 bên tai điều trị nội trú theo phác đồ điều trị nội khoa tại khoa tai mũi họng có kết hợp điều trị liệu pháp oxy cao áp tại khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng bệnh viện 103. Đánh giá kết quả sau điều trị bằng máy đo thính lực, nhĩ lượng dựa theo tiêu chí hướng dẫn của Hội tai mũi họng và phẫu thuật đầu cỗ Hoa kỳ năm 2012 cho điếc xẩy ra đột ngột 1 bên tai. Kết quả, bàn luận: Nhóm bệnh nhân đến trước 7 ngày hồi phục thính lực 90,5%; Nhóm bệnh nhân đến sau 7 ngày - 15 ngày phục hồi thính lực 37,5%; Nhóm bệnh nhân đến sau 15 ngày phục hồi thính lực 33,3%). Sự khác biệt về kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,05 Kết quà này hơn hẳn kết quả nghiên cứu của các tác giả khác khi điều trị điếc đột ngột bằng phác đồ nội khoa đơn thuần. Kết luận: điều trị nội khoa kết hợp liệu pháp oxy cao áp có kết quả tốt đối với bệnh nhân bị điếc đột ngột.

Từ khóa: Điếc đột ngột (ĐĐN), oxy cao áp (OXCA)

SUMMARY

EVALUATE THE EFFECT OF MEDICAL TREATMENT COMBINATED WITH HYPERBARIC OXYGEN THERAPY FOR THE PATIENTS WITH SUDDENT UNILATERAL DEAFNESS AT 103 HOSPITAL

Objective: To evaluate the effect of medical treatment combinated hyperbaric oxygen therapy with suddent unilateral deafness at 103 hospital. Material and method: study on 40 patients with sudden unilateral deafness, who treated at the Department of Otorhinolarygology and treated with hyperbaric oxygen therapy at Department of Physiotherapy and Rehabilitaion, 103 Hospital. The result after treatment were measured by audiometry according to Guideline of Otolaryngology Head Neck Surgery 2012 for sudden unilateral deafness. Result and discussion: The patients admitted before 7 days, the rate of recovery of audition w/as 90.5%); The patients admitted after 7 to 15 days the rate of recovery of audition was 37,5% The patients admitted after 15 days, it was 33.3%}, with significant different p < 0.05. Our results were better than studiers by other authors. Conclusion: Medical treatment combinated hyperbaric oxygen therapy was a satisfactory effect for the patients with suddent unilateral deafness at 103 hospital.

Key words: Sudden unilateral deafness, hyperbaric oxygen therapy

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Điếc đột ngột (ĐĐN) là một cấp cứu tai mũi họng, bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ để lại di chứng giảm hoặc mất sức nghe vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện và điều trị tích cực càng sớm càng tốt (1),(4). Theo một số tác giả (9), ĐĐN do căn nguyên mạch và cơ chế thiếu máu tuần hoàn tai trong chiếm khoảng 25% - 65%. Động mạch tai trong là động mạch không có tuần hoàn nối, là nhánh tận của động mạch tiểu não trước dưới, khi bị tắc nghẽn do huyết khối hay hiện tượng co mạch sẽ gây tình trạng thiếu máu hay giảm cung cấp oxy đến cơ quan corti - phần cấu trúc quan trọng của tài khiến cho cơ quan corti bị tổn thương dẫn đến giảm thính lực đột ngột. Đó là lý do vì sao việc cung cấp oxy giúp cải thiện quá trình lành bệnh được xem là chìa khóa giải quyết rối loạn chức năng của tải trọng. Hiện nay, với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại liệu pháp oxy cao áp (OXCA) đã được ứng dụng trong nhiều bệnh lý đặc biệt là bệnh ĐĐN (2). 

    Với những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nội khoa kết hợp liệu pháp oxy cao áp ở bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh viện quân y 103

2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

    Gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán là điếc đột ngột (ĐĐN), được điều trị tại khoa tai mũi họng bệnh viện quân y 103 từ tháng 01/2015 đến 9/2017 bao gồm 19 nữ và 21 nam

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

    Bệnh nhân điếc tiếp nhận, xuất hiện đột ngột trong vòng 24 giờ, thính lực giảm trên 30 dB ít nhất ở 3 tần số kế tiếp nhau, ở bệnh nhân không có tiền sử về tai và không rõ nguyên nhân gây bệnh

  • Được đo thính lực trước, trong điều trị và khi ra viện
  • Được đo nhĩ lượng trước điều trị với kết quả bình thường

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

  • Không đủ các tiêu chuẩn trên
  • Điếc xẩy ra đột ngột cả hai tai
  • Trẻ em
  • Các bệnh dẫn đến điếc xẩy ra đột ngột đã xác định được nguyên nhân
  • Những bệnh nhân có chống chỉ định điều trị bằng OXCA như tắc vòi Eustach, polip mũi, thủng màng nhĩ. Tràn dịch tràn khí màng phổi, viêm phổi hai bên
  • Những bệnh nhân không đồng ý điều trị  

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

    Nghiên cứu can thiệp, mô tả, đánh giá kết quả trước và sau điều trị.

2.2.2 Các bước nghiên cứu

  • Bước 1: lựa chọn bệnh nhân: Được chẩn đoán ĐĐN theo phân loại thính lực đồ của Pignal (4) (phân loại thính lực đồ trước điều trị theo 5 typ: A, B, c, D, E)
  • Bước 2: điều trị nội khoa kết hợp liệu pháp OXCA

     Thuốc nội khoa:

  • Methyl prednisolon 80mg x3 ngày; 40mg X 2 ngày. Sau đó giảm liều 16mg trong 5 ngày tiếp theo
  • Thuốc tăng tuần hoàn não: Piracetam 12g X 1chai, truyền tĩnh mạch trong 30 phút
  • Kháng histamine: Cetirizin 10mg X 1 viên, uống vào buổi tối

    Vitamin nhóm B: B1, B6, B12 (scanneuron) uống 2 vlên/ngày

    + Liệu pháp OXCA: Máy Bara - Med Coleet (Mỹ). Liều khởi đầu 1,1 ATA tăng 0,05ATA/ ngày, sau đó duy trì 1,5ATA. Một đợt điều trị 10 ngày

  • Bước 3: đánh giá kết quả sau điều trị

     Đánh giá kết quả hồi phục sức nghe. Kết quả được so sánh ở thời điểm trước điều trị và sau điều trị ở lần đo cuối cùng khi ra viện

     Ngưỡng nghe ở từng tần số: so sánh ngưỡng nghe ở từng tần số trước và sau điều trị, qua đó tính được số dB hồi phục

     Ngưỡng nghe trung bình ở 4 tần số 500, 1000,2000,4000Hz (PTA pure tone average)

dB(500) + dB(4QQ0) + dB(2Q00) + dB(4000) 4

Để đánh giá kết quả của PTA có 2 cách:

  • Cách 1 (kinh điển): Phân loại mức độ nghe kém theo quy ước quốc tế ISO (7)

     Bình thường; PTA 0 - 29dB + Nghe kém nhẹ: PTA 30 - 49dB + Nghe kém trung bình: PTA 50 - 69dB + Nghe kém nặng: PTA 70 - 89dB + Điếc đặc: PTA 90 - 10OdB

     Theo ủy ban thính học và tiền đình Hoa Kỳ khi PTA < 30dB thì bệnh nhân có thể hòa nhập với xã hội mà không cần các biện pháp trợ thính. Ưu điểm: Phương pháp này đã phân loại được mức độ nghe kém; Nhược điểm: Chưa đánh gía được chính xác kết quả hòi phục sau điều trị.

  • Cách 2: Đánh giá kết quả điều trị ĐĐN theo tiêu chí đánh giá của Hội tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa kỳ năm 2012 cho ĐĐN xẩy ra 1 bên tai (2)

     Hồi phục hoàn toàn: mức PTA sau điều trị chênh lệch trong khoảng 10dB so với tai đối diện.

     Hồi phục một phần: mức PTA cải thiện >10dB.

     Không hồi phục: PTAcải thiện < 10dB.

Ưu điểm: Phương pháp đánh giá được hiệu quả điều trị.

2.2 Xử lý số liệu

    Nhập và xử lý số liệu theo chương trình phần mềm thống kê y học SPSS 23.0

3. Kết Quả

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi và giới

              Giới tính

Tuổi

Nam n (%)

Nữ n (%)

Tổng n (%)

<20

3 (7,5)

0(0)

3 (7,5)

21-40

6(15)

6(15)

12 (30)

-60

8 (20)

7 (17,5)

(37,5)

>60

4 (10)

6(15)

10 (25)

Tổng

21 (52,5)

19 (47,5)

40 (100)

Nhận xét: số lượng bệnh nhân nam và nữ tương đương nhau và gặp chủ yếu ở lứa tuổi trên 20

3.2 Đặc điểm lâm sàng

3.2.1 Lý do vào viện

Bảng 3.2. Lý do vào viện

Lý do vào viện

n

Tỷ lệ %

Ù tai

39

97,5%

Nghe kém

38

95

Cảm giác đầy tai

11

27.5

Chóng mặt

13

32.5

Nhận xét: Bệnh nhân vào viện chủ yếu với lý do ù tai 97,5% và nghe kém 95%.

3.2.2 Phân loại thính lực đồ trước điều trị

Bảng 3.3. Hình thái thính lực đồ theo 5 typ: A, B, C, D, E

Hỉnh thái thinh lực đồ n Tỷ lệ %
A 10 25
B 8 20
c 5 12.5
D 1 2.5
E 16 40
Tổng số 40 100

3.2.3 Đánh giá mức độ nghe kém

Bảng 3.4. Đánh giá mức độ nghe kém theo quy ước quốc tế (7)

Mức độ nghe kém (dB)

n

Tỷ lệ %

Bình thường (0 - 29)

0

0

Nhẹ (30-49)

4

10

Trung bình (50 - 69)

17

42.5

Nặng (70 - 89)

9

22.5

Điếc đặc (90 - 100)

10

25

Tổng số

40

100

Nhận xét: Bệnh nhân bị ĐĐN thính lực đồ typ E chiếm tỷ lệ cao nhất 16 BN (40%), sau đó là typ A 10BN (25%) và typ B 8 BN (20%).

Nhận xét: Trong nghiên cứu 40 BN ĐĐN khi đánh giá mức độ nghe kém chúng tôi nhận thấy số BN có mức độ nghe kém nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất 4/40(10%).

3.3 Kết quả điều trị

3.3.1 Kết quả điều trị chung

Bảng 3.5. Kết quả điều trị chung (theo tiêu chí đánh giá của Hội tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa kỳ năm 2012 cho ĐĐN xẩy ra 1 bên tai) (2)

Kết quả điều trị

Số BN

Tỷ lệ %

Phục hồi hoàn toàn PTA« 10 dB

25

62.5

Phục hồi một phần PTA> 10dB

4

10

Không hồi phục PTAắ 10dB

11

27.5

Tổng số

40

100

Nhận xét: Có 25/40BN phục hồi thính lực hoàn toàn sau điều trị chiếm tỷ lệ 62.5%. số BN không hồi phục là 11/4ỎBN (27.5%).

3.3.2 Kết quả hồi phục thính lực theo thời gian

Bảng 3.6. Kết quả hồi phục thính lực theo thời gian được điều trị kết hợp liệu pháp OXCA sau khi ĐĐN

                Thời gian

Kết quả

< 7 ngày n (%)

7-15 ngày n (%)

>15 ngày n (%)

Tổng n

p

Hồi phục hoàn toàn

19 (90,5%)

6 (37,5%)

0

25

< 0,05

Hồi phục một phần

2 (9,5)

1 (18,75%)

1 (33,3%)

4

<0,05

Không hồi phục

0 (0%)

9 (43,75%)

2 (66,7%)

11

<0,05

Tổng

21 (100%)

16 (100%)

3 (100%)

40

 

Nhận xét: 21 BN được điều trị OXCA trước 7 ngày có 19 BN (chiếm 90.5%) hồi phục thính lực hoàn toàn, 2BN (9,5%) hồi phục một phần, không có BN nào sau điều trị không hòi phục.

16 BN được điều trị OXCA trong khoảng 7 - 15 ngày sau khi bị ĐĐN có 6 BN (37,5%) hồi phục hoàn toàn, 1 BN(18,75%) hồi phục một phần và 9 BN (43,75%) không hồi phục.

3 BN được điều trị OXCA muộn sau 15 ngày sau khi bị ĐĐN không có BN hồi phục hoàn toàn, 1 BN (33,3%) hồi phục một phần và 2 BN (66,7%) không hồi phục. Sự khác biệt về kết quả hồi phục thính lực giữa 3 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

100% không gặp tai biến gì trong liệu trình điều trị bằng oxy cao áp

4. BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

    Trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam và nữ tương đối tương đồng nhau cả về số lượng và độ tuổi nghiên cứu. Tỷ lệ này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Lương Hồng Châu (3).

4.2 Đặc điểm lâm sàng

4.2.1 Lý do vào viện

    Trong nghiên cứu, 97,5% BN đến khám vì triệu chứng ù tai, triệu chứng này có thể gặp đơn thuần hay phối hợp với các triệu chứng cơ năng hay thực thể khác. Kết quả này tương đương với kết quả của Tạ Hồng Sơn (8) 94,64% và Nguyễn Thúy Vân (7) 87,5%. Theo Hughes (10) ù tai gặp ở 100% trường hợp.

    Nghe kém cũng là triệu chứng thường xuyên nhất và thường xẩy ra ở hầu hết các trường hợp. Trong nghiên cứu có tới 38/40 BN (chiếm 95%) có cảm giác bị nghe kém. Tính chất nghe kém xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh chóng đến mức không nghe thấy gì, khiến BN phải đến bệnh viện, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Hà, Lương Hồng Châu (6) 70%.

4.2.2 Phân loại thính lực đồ trước điều trị theo 5 typ A, B, c, D, E

    Trong ĐĐN, hình thái thính lực đồ đơn âm gợi ý vị trí tổn thương ở ốc tai đồng thời cũng tiên lượng kết quả điều trị. Thính lực đồ typ A là dạng tổn thương ở vùng loa đạo đỉnh của ốc tai. Thính lực đồ typ c gợi ý những tổn thương ở loa đạo đáy của ốc tai. Thính lực đồ typ B cho biết tổn thương tế bào lông cả ở vùng đáy và vùng đỉnh. Thính lực đồ typ E biểu hiện sự tắc hoàn toàn của động mạch ốc tai. Trong nghiên cứu của chúng tôi thính lực đồ typ E chiếm tỷ lệ cao nhất 40%, đây cũng là dạng thính lực đồ có tiên lượng xấu nhất, kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Hà, Lương Hồng Châu (6) là 40,3%.

4.2.3 Mức độ nghe kém

    ĐĐN có thể xẩy ra với nhiều mức độ nghe kém khác nhau từ nhẹ đến nặng. Chúng tôi sử dụng bảng phân loại mức độ nghe kém theo HỘI thính học và ngôn ngữ Hoa Kỳ. Đó là dựa vào ngưỡng nghe trung bình PTA ở 4 tần số 500, 1000, 2000, 4000. Bảng phân loại này chia nghe kém làm 5 mức độ: bình thường, nhẹ, trung bình, nặng và điếc đặc(sâu). Trong nghiên cứu nghe kém mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (42,5%), (22,5%) điếc nặng và (25%) điếc đặc. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Hà, Lương Hồng Châu (6)

4.3 Kết quả điều trị

4.3.1 Kết quả chung

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25/40 BN chiếm tỷ lệ 62,5% có kết quả phục hồi thính lực hoàn toàn. Kết quả này cao hơn hẳn kết quả điều trị theo phác đồ truyền thống đối với ĐĐN của Nguyễn Thái Hà, Lương Hồng Châu (6)(20,2%). Điều này chứng tỏ đối với bệnh nhân bị ĐĐN được điều trị theo phác đồ nội khoa kết hợp với liệu pháp oxy cao áp có khả năng phục hồi thính lực tốt hơn nhiều so với bệnh nhân ĐĐN được điều trị nội khoa đơn thuần. Liệu pháp Oxy cao áp làm tăng nhanh lượng oxy trong máu trong đó có động mạch tai một cách chủ động, giúp cho các tế bào của cơ quan corti chuyển hóa theo con đường ái khí tạo ra nhiều năng lượng cho các tế bào hoạt động, khôi phục lại cấu trúc và chức năng của các tế bào bị tổn thương đặc biệt là cơ quan corti (2) - bộ phận chủ yếu của cơ quan thính giác, giúp cho thính lực của bệnh nhân ĐĐN được hồi phục.

4.3.2 Kết quả hồi phục thính lực theo thời gian được điều trị kết hợp liệu pháp OXCA sau khi ĐĐN

Theo kết quả nghiên cứu: đối với nhóm bệnh nhân ĐĐN được điều trị kết hợp liệu pháp OXCA trước 7 ngày được hồi phục hoàn toàn về thính lực chiếm tỷ lệ cao (90,5%), phục hồi một phần là (9,5%). Nhóm được điều trị OXCA trong khoảng thời gian 7-15 ngày sau khi bị ĐĐN có (37,5%) phục hồi hoàn toàn. Nhóm bệnh nhân đến sau 15 ngày không có bệnh nhân nào phục hồi thính lực hoàn toàn chỉ có 1/3BN chiếm 33% hồi phục một phần thính lực. Sự khác biệt về kết quả giữa 3 nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong khi đó kết quả nghiên cứu điều trị ĐĐN bằng phác đồ nội khoa đơn thuần cho bệnh nhân ĐĐN trước 7 ngày của Nguyễn Quang Đạo (3) gồm cả phục hồi hoàn toàn và phục hồi một phần là 85%, Lương Hồng Châu (2) là 85,19% điều này chứng tỏ liệu pháp oxy cao áp rất hiệu quả trong việc phục hồi thính lực của bệnh nhân sau ĐĐN. Bệnh nhân ĐĐN được phát hiện, điều trị tích cực theo phác đồ nội khoa kết hợp với oxy cao áp càng sớm thì kết quả càng tốt 100% không gặp tai biến gì trong liệu trình điều trị bằng oxy cao áp.

5. KẾT LUẬN

    Nghiên cứu 40 bệnh nhân ĐĐN được điều trị theo phác đồ nội khoa kết hợp với liệu pháp oxy cao áp trong 10 ngày chúng tôi thu được kết quả như sau:

  • Triệu chứng chủ yếu trên bệnh nhân khi đến điều trị là ù tai (97,5%) và nghe kém (95%).
  • Hình thái thính lực đồ trước điều trị của bệnh nhân ĐĐN chiếm tỷ lệ cao ở type E (40%), sau đó là typ A (25%) và B (20%).
  • Sau điều trị kết hợp với liệu pháp oxy cao áp nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ĐĐN đến điều trị trước 7 ngày tỷ lệ hồi phục thính lực hoàn toàn(90,5%) cao hơn hẳn nhóm đến sau 7-15 ngày (37,5%), haỵ sau 15 ngày (0%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và kết quả này cũng cao hơn hẳn kết quả của các tác giả khác khi điều trị ĐĐN bằng phác đồ nội khoa đơn thuần.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Chử Ngọc Bình, Nguyễn Thanh Bình (2007), Kết quả điều trị điếc đột ngột bằng glucocorticoid và piracetam tại khoa TMH bệnh viện Việt nam - Cuba, Tạp chí Tai Mũi Họng, số đặc biệt, tr 32 -39.

2. Bộ môn Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, Học viện quân y, Vật lý trị liệu và phục hòi chức năng, Giáo trình đào tạo sau đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2014, 157 - 164.

3. Lương Hồng Châu (2009), Nghiên cứu kết quả điều trị điếc xảy ra đột ngột, Y học thực hành, số 11, tr 64 - 68.

4. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2008), “Điều trị điếc đột ngột ở người lớn”, Tai mũi họng tập I, Nhà xuất bản Y học.

5. Nguyễn Quang Đạo (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, thính lực và đánh giá kết quả điều trị điếc đột ngột bằng thuốc giãn mạch và cocticoid, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y hà nội.

6. Nguyễn Thái Hà, Lương Hồng Châu (2016), Đặc điểm dịch tẽ lâm sàng, thính lực đồ và kết quả điều trị 129 bệnh nhân điếc đột ngột tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. Tạp chí Tai mũi họng Việt nam.

7. Nguyễn Thúy Vân (2006), Nghiên cứu đặc điềm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị điếc xẩy ra đột ngột tại Viện Tai mũi họng trung ương, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học y Hà nội.

8. Tạ Hồng Sơn (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sang và hình thái thính lực đồ ở bệnh nhân điếc xẩy ra đột ngột tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, luận văn Thạc sĩ y học, trường Đại học y Hà Nội.

9. Cole,Randolph R.and Jahrsdoerfer, Robert A (1998), Sudden hearing loss: anupdate. The American Journalof Otology:pp.211 - 225.

10. Hughes, Gordon B.et.al (1996), Sudden sensorineural hearing loss, Otolaryngology clinic of North Americal, 29: pp. 393 - 405.


Lê Thị Kiểu Hoa, Ngô Thị Thu Hoa, Vũ Văn Minh, Hòa Tạ Quang Hùng, Hoàng Tiến Ưng

Nguồn: Tạp chí Phục hồi chức năng, Số 6 - 6/2018, Trang 48