Aquatic Therapy – Liệu pháp thủy sinh cho Phục hồi chức năng sau Đột quỵ

Admin  15/04/2020       16:29

Liệu môi trường dưới nước có thể tạo ra kết quả tương tự như các phương pháp tập luyện dáng đi khác không?Các chuyên gia phục hồi chức năng quen thuộc hơn với các tác động của đột quỵ và các phác đồ điều trị phổ biến nhất. Mặc dù hậu quả của đột quỵ thay đổi rõ rệt từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác, các phác đồ điều trị điển hình ở mức độ nào đó là không thay đổi.Nhà âm ngữ trị liệu sẽ sử dụng các phương pháp ngôn ngữ trung tâm; nhà hoạt động trị liệu sẽ giúp chuẩn bị bữa ăn hoặc điều hướng tại nhà; nhà vật lý trị liệu sẽ hướng về tập luyện dáng đi. Nhưng liệu có thể có một sự thay thế cho việc tập luyện dáng đi phổ biến được hỗ trợ bởi máy chạy bộ cho những bệnh nhân đáng chú ý này?Mặc dù chưa đứng đầu trong các lựa chọn trị liệu sau đột quỵ, aquatic therapy - liệu pháp thủy sinh có khá nhiều triển vọng. Không giống như tập luyện dáng đi truyền thống, sự thay thế này tác động nhẹ, ít gây áp lực lên các khớp, an toàn hơn và thường thú vị hơn cho bệnh nhân. Một bể nước ấm cho phép bệnh nhân di chuyển dễ dàng hơn, tăng tính linh hoạt trong khi làm giảm căng cơ và thậm chí những bệnh nhân đột quỵ không thể đứng trên đất liền có thể thành công với liệu pháp thủy sinh.1

Lúc này, có vẻ hợp lý khi kỳ vọng rằng con đường truyền thống có nhiều triển vọng hơn. Xét cho cùng, liệu pháp thủy sinh không phải là mới - những biến thể của kỹ thuật này đã có từ hàng ngàn năm trước - và nó vẫn không phải là phương pháp điều trị ưa thích cho bệnh nhân đột quỵ. Vậy tại sao liệu pháp thủy sinh thường bị bỏ qua đối với những bệnh nhân này?

Thiếu nghiên cứu

Phần lớn các nhà vật lý trị liệu chưa sẵn lòng sử dụng kỹ thuật này cho bệnh nhân đột quỵ là do việc thiếu nghiên cứu. Từ lâu, các nhà vật lý trị liệu điều trị cho bệnh nhân đột quỵ đã dựa vào máy chạy bộ để lên phác đồ điều trị vì lý lẽ chính đáng. Không thiếu nghiên cứu về hiệu quả của loại trị liệu này đối với bệnh nhân đột quỵ, và tất nhiên, các bác sĩ lâm sàng được đào tạo để tin tưởng vào những gì nghiên cứu đã bảo vệ so với những thứ chưa được nghiên cứu.

Mặc dù tập luyện trên máy chạy bộ với sự hỗ trợ trọng lượng cơ thể không nhất thiết phải được chứng minh là hiệu quả hơn các phương pháp điều trị vật lý trị liệu khác để tăng cơ hội đi lại độc lập sau đột quỵ, nhưng chắc chắn rằng nó có hiệu quả. Ngoài ra, việc tập luyện điển hình này cho bệnh nhân đột quỵ đã cho thấy làm tăng đáng kể tốc độ đi bộ và sức bền khi đi bộ.

Không giống như tập luyện trên máy chạy bộ hỗ trợ trọng lượng cơ thể, liệu pháp thủy sinh là chủ đề của rất ít nghiên cứu, không có nghiên cứu nào tập trung vào đột quỵ. Tuy nhiên, thiếu nghiên cứu không biểu thị cho sự thiếu thành công.

“Tôi sử dụng liệu pháp thủy sinh trong thực hành và dạy về nó trong các lớp học. Tôi đã thấy nó có tác dụng,” theo Chris McNamara – Tiến sỹ Vật lý trị liệu, Giáo sư lâm sàng dự khuyết và Giám đốc lâm sàng của Khoa Vật lý trị liệu tại Đại học Ithaca tại Ithaca, New York, Hoa Kỳ. “Nhiều bệnh nhân, nhiều chẩn đoán đã được cải thiện nhờ liệu pháp thủy sinh. Đáng tiếc là số lượng bằng chứng hỗ trợ liệu pháp này còn hạn chế.”

Là một nhà giáo dục và bác sĩ lâm sàng chuyên về trị liệu thủy sinh, McNamara đã học cách tin tưởng vào kỹ thuật này mặc dù thiếu bằng chứng dựa trên nghiên cứu. Tuy nhiên, cô biết rằng các bác sĩ lâm sàng khác có thể không sẵn lòng sử dụng liệu pháp thủy sinh để điều trị đột quỵ do lỗ hổng trong nghiên cứu. Vì vậy, cô đã hợp tác với đồng nghiệp của mình, Sarah Fishel – Nhà vật lý trị liệu, Giáo sư dự khuyết tại Khoa Vật lý trị liệu tại Đại học Ithaca, để lấp lỗ hổng đó.

Cơ hội phát triển

Fishel và McNamara đang dẫn đầu một nghiên cứu mới tìm cách so sánh liệu pháp thủy sinh cho những người sống sót sau đột quỵ với tập luyện bằng máy chạy bộ. Trong nghiên cứu, những người tham gia thích hợp là bệnh nhân bị đột quỵ hơn sáu tháng trước và đã đủ điều khiện để tập luyện sẽ được chọn ngẫu nhiên vào một trong ba chương trình: tập luyện máy chạy bộ, liệu pháp thủy sinh - trị liệu dưới nước hoặc kết hợp cả hai. Những người tham gia sẽ trải qua một tháng điều trị có đánh giá để đo lường sự tiến triển.

Mặc dù không có nhà nghiên cứu nào biết kết quả của nghiên cứu sẽ là gì, nhưng họ tin rằng hai liệu pháp này giống nhau hơn là khác nhau, vì chúng đều hỗ trợ trọng lượng cơ thể và giảm nguy cơ té ngã.

Trước khi bắt đầu thiết lập nghiên cứu hiện tại, Fishel và McNamara đã sắp xếp một nghiên cứu thí điểm chỉ với hai người tham gia. Cả hai cá nhân đều cho thấy sự cải thiện, nhưng trong các lĩnh vực khác. Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên trong lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra - nhưng họ có một số dự đoán.

“Chúng tôi kỳ vọng tất cả các nhóm sẽ được cải thiện việc đi bộ và giữ thăng bằng,” Fishel nói. “Với việc cung cấp các khóa tập luyện có kỹ năng, nhiệm vụ đặc thù, bất kỳ bệnh nhân nào bị đột quỵ đều có khả năng cải thiện. Điều mà chúng tôi đang cố gắng xem xét là so sánh tác động của những can thiệp này như thế nào.”

Cả Fishel và McNamara đều thừa nhận rằng một mình nghiên cứu của họ sẽ không nói lên tất cả mọi thứ cần biết về khả năng trị liệu dưới nước để điều trị đột quỵ. Tuy nhiên, là các nhà nghiên cứu, họ nhận thấy phương pháp này đáng để thực hiện và đáng giá cho vật lý trị liệu nói chung.

“Đối với tôi, một trong những điều kích thích và cũng làm nản lòng nhất của nghiên cứu là cái cách từ từ mà quá trình diễn ra,” theo McNamara. “Có rất nhiều tiềm năng trong môi trường nước cho những bệnh nhân bị đột quỵ sáu tháng trước, một năm trước hoặc thậm chí hai năm trước. Nhưng điều làm nản lòng nhất của nghiên cứu là bạn cần xem xét từng thứ một, chậm rãi và cẩn thận, và nó phải như vậy.”

Mặc dù quá trình nghiên cứu là tẻ nhạt, nhưng nó cần thiết để làm cho liệu pháp thủy sinh trở thành xu thế chủ đạo trong điều trị đột quỵ. Và theo quan điểm của McNamara, sự thay thế đó sẽ mở ra một thế giới mới cho những bệnh nhân đột quỵ, những người không thể tiếp cận tới phòng khám với các thiết bị phù hợp để tập luyện hàng ngày mà có sự hỗ trợ trọng lượng cơ thể.

“Nếu chúng ta có thể chứng minh rằng liệu pháp thủy sinh có ích trong việc cải thiện khả năng đi lại và dáng đi ở bệnh nhân bị đột quỵ mãn tính, tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể chứng minh rằng liệu pháp thủy sinh là một biện pháp can thiệp thay thế khả thi,” theo McNamara. “Chúng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ xảy ra.”

Tham khảo

  1. Lewis P. Pool time: Stroke-friendly water rehabilitation. Stroke Smart. 2008.
  2. Mehrholz J, Pohl M, Elsner B. Treadmill training and body weight support for walking after stroke. Cochrane Database Syst Rev. 2014;Jan 23(1),CD002840.


Nguồn: elitecme.com

Ngày đăng: 06/02/2017

Tác giả: Sarah Sutherland